Hồ tiêu tăng giá, nông dân chưa vội bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay sau Tết Nguyên đán, một số vùng trồng tiêu đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch sớm. Giá hồ tiêu cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại.

 Các vùng trồng hồ tiêu đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, kỳ vọng giá bán sẽ hồi phục tốt. Ảnh: Quang Thuần
Các vùng trồng hồ tiêu đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, kỳ vọng giá bán sẽ hồi phục tốt. Ảnh: Quang Thuần


Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chị Nguyễn Thị Nhạn, chủ trang trại hồ tiêu tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đăng thông báo tìm nhân công hái tiêu cho vụ thu hoạch sắp tới. Cũng như băn khoăn của nhiều người trồng tiêu khác, chị Nhạn cho biết: Giá tiêu hiện nay vẫn còn ở mức thấp, nhân công thì khó tìm và giá nhân công lại cao. Chưa biết sắp tới giá tiêu thế nào còn với giá hiện tại thì người trồng không có lãi nên tôi vẫn còn ngần ngừ.

Trước tết âm lịch, giá hồ tiêu có lúc giảm xuống còn 77.000 đồng/kg. Thời điểm đó không phải vụ thu mua hồ tiêu, các đại lý và thương lái đang tập trung thu mua cà phê, nhưng dù thương lái ép giá tiêu xuống mức thấp để đầu cơ thì nhiều hộ trồng tiêu vẫn không bán ra. Ngay sau tết, giá hồ tiêu đã quay trở lại mức 80.000 - 82.500 đồng/kg. Anh Hồ Tuấn Nhật, chủ vườn tiêu tại Đồng Nai, chia sẻ: Với giá tiêu khoảng 80.000 đồng/kg, nếu ở thời điểm cách nay 5 năm, cây tiêu ổn định không bệnh tật thì người trồng tiêu vẫn sống được. Nhưng hiện nay giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công đều tăng cao, với mức giá hiện nay thì nông dân không có lãi nên nhiều người chần chừ không bán.

Ông Nguyễn Nam Hải - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - phân tích: Trong những năm qua diện tích hồ tiêu đã tăng vượt gấp 3 lần so với quy hoạch. Năm 2017 cả nước có tới 152.000 ha trồng tiêu, khiến sản lượng tăng mạnh và đạt đỉnh năm 2019. Cung vượt cầu ở mức cao đã đẩy ngành hồ tiêu rơi vào khủng hoảng giá và chạm đáy vào tháng 4.2020 với mức giá khoảng 35.000 đồng/kg. Đời sống người nông dân trồng tiêu gặp nhiều khó khăn do hầu hết nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô trung bình 1 - 2 ha/hộ và buôn bán qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn rất lớn cho quản lý chất lượng hồ tiêu.

Từ vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2021, người trồng tiêu đã giảm diện tích, giảm sản lượng. Theo ông Nguyễn Nam Hải, mặc dù Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số một ngành hồ tiêu toàn cầu với 40% về sản lượng và trên 60% về lượng xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn từ chất lượng đến biến động bất ngờ của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu GlobalGAP, VietGAP... trong sản xuất, chế biến tiêu. Đặc biệt, nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải liên kết giải quyết cơ bản vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hồ tiêu mà các nước tiêu dùng đang cấm để nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao như tinh dầu tiêu, tiêu trắng từ tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ...

Trước diễn biến phấn khởi của thị trường hồ tiêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt mục tiêu đưa hồ tiêu trở lại "câu lạc bộ tỉ USD" với kế hoạch xuất khẩu 1,05 tỉ USD trong năm nay.

 

Theo Quang Thuần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.