Ia Trok hướng đến vùng chuyên canh rau ngót

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 3 năm qua, người dân xã Ia Trok (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau ngót, đồng thời tăng cường liên kết hướng đến hình thành vùng chuyên canh rau sạch.

Đến xã Ia Trok những ngày này, chúng tôi thực sự bất ngờ trước sắc xanh bạt ngàn của cánh đồng rau ngót. Quang cảnh thu hoạch khá tất bật, nhiều chiếc xe tải nối đuôi nhau trên con đường bê tông thẳng tắp kéo dài đến chân ruộng để thu mua rau cho bà con. Sau 1 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, thị trường rau đã ổn định trở lại, bà con rất phấn khởi. Tuy giá rau ngót đang ở mức thấp nhưng bà con vẫn có lãi, đặc biệt không phải lo đầu ra, thương lái đến tận vườn thu mua.

  Nông dân xã Ia Trok (huyện Ia Pa) thu hoạch rau ngót. Ảnh: Vũ Chi
Nông dân xã Ia Trok (huyện Ia Pa) thu hoạch rau ngót. Ảnh: Vũ Chi


Đưa tay quệt những giọt mồ hôi trên trán, anh Huỳnh Chí Trung (buôn Trok) hối thúc nhân công nhanh chóng bốc rau lên xe để kịp chuyến hàng. Năm 2019, gia đình anh đã chuyển đổi 1,7 ha đất lúa sang trồng rau ngót. Để nâng cao năng suất, anh đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước. Sau 4 tháng, rau ngót cho thu hoạch lứa đầu tiên, năng suất bình quân đạt 2,5-3 tấn/sào/lần cắt. Với chu kỳ 2,5-3 tháng cho thu hoạch một lần, gia đình anh thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Anh Trung cho hay: Thời điểm này, giá rau ngót khoảng 3 ngàn đồng/kg. Sang mùa mưa, giá có thể lên đến 10-13 ngàn đồng/kg. So với lúa và một số cây trồng khác như bắp, bí đỏ thì thu nhập từ trồng rau ngót cao gấp 8-10 lần. “Trồng rau vất vả nhất là giai đoạn xuống giống sao cho đảm bảo tỷ lệ sống cao. Đây cũng là giai đoạn tốn kém chi phí nhất do đầu tư giống, phân bón, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước. Sau đó, người trồng rau khá nhàn, chỉ phải thuê nhân công thu hoạch. Rau ngót chủ yếu bị các bệnh rầy, nấm, héo rũ nhưng tỷ lệ mắc bệnh không nhiều. Nếu phát hiện cây bị bệnh nên nhổ bỏ để tránh lây lan”-anh Trung chia sẻ.

Cách đây 2 năm, gia đình chị Đào Thị Thanh (thôn Quý Tân) cũng chuyển đổi 1,2 ha đất lúa sang trồng rau ngót. Theo chị Thanh, nếu như trồng lúa một năm chỉ được 2 vụ thì rau ngót mỗi năm thu hoạch 4 đợt. Khi trồng rau ngót, chị khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Với 1,2 ha rau ngót, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Từ hiệu quả của mô hình trồng rau ngót, năm 2020, xã Ia Trok đã thành lập Nông hội trồng rau an toàn gồm 15 thành viên do chị Lê Thị Thúy Hồng (thôn Quý Tân) làm Chủ nhiệm. Tham gia Nông hội, các thành viên được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện tại, thị trường tiêu thụ rau ngót chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung. Theo chị Hồng, trồng rau ngót không chỉ giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Bình quân 1 ha rau ngót khi thu hoạch cần 5-6 nhân công với mức tiền công 100 ngàn đồng/người.

Trao đổi với P.V, ông Rcom Dzuy-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Trok-cho biết: Khoảng 3 năm gần đây, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ rau sạch trên thị trường, nhiều người dân trong xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, bình quân mỗi năm trồng 5-10 ha. Toàn xã hiện có khoảng 30 ha rau, chủ yếu là rau ngót. Với chu kỳ 3 tháng thu hoạch một lần, năng suất bình quân 25 tấn/ha, giá bán dao động 3-11 ngàn đồng/kg, mô hình trồng rau ngót cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa và các loại cây trồng khác.

“Nếu như trước đây, rau ngót được trồng chủ yếu tại thôn Quý Tân và Quý Đức thì hiện nay nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các buôn Tông Sê, Plei Rnghol cũng bắt đầu học tập làm theo. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, 100% diện tích rau ngót đều lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nên hiệu quả kinh tế cao. Đây là tín hiệu vui cho người dân trên địa bàn, hướng tới xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn của huyện, góp phần giảm nghèo bền vững, hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương”-Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định.

 

 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.