Đừng để con sa đà trong thế giới ảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện bé gái 5 tuổi (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) tử vong vì học theo "trò chơi treo cổ" trên YouTube lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động.
 


Trước đó không lâu, bé trai 9 tuổi ở Phú Thọ bắt chước clip trên YouTube nuốt chiếc kềm bấm móng tay vào bụng. Hay 4 em nhỏ ở Yên Sơn, Tuyên Quang phải nhập viện vì ngộ độc sau khi học theo video nướng cóc trên YouTube…

Hiện nay, từ trẻ nhỏ đến người lớn, đi đâu cũng hỏi pass của wifi thay cho câu chào hỏi. Wifi giờ đây chẳng khác nào một loại "oxy hiện đại" của không ít người. Đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những người cắm mặt, giam hãm mình vào chiếc điện thoại. Trong khi đó, hàng triệu clip đăng tải lên mạng mỗi ngày thuộc đủ loại thượng vàng hạ cám.

Thiết bị công nghệ không có lỗi, đáng trách là phụ huynh đã thờ ơ, vô trách nhiệm, không làm gương cho con. Thậm chí có cha mẹ quá vô tư giao cho con điện thoại trong đó có những trình duyệt, đường link mà mình thường sử dụng và thật sự nguy hiểm khi đó là những nội dung phản cảm, thiếu lành mạnh... Nhiều người không hề biết con xem nội dung gì, để mặc cho con tìm kiếm thứ mình thích để rồi trẻ bị dẫn dắt vào những cạm bẫy lúc nào không biết.

Sẽ rất khó khăn khi phụ huynh cấm con dùng điện thoại khi bản thân vẫn liên tục sử dụng để truy cập. Vì lẽ đó, cần đưa ra các quy tắc về bàn ăn không thiết bị điện tử, nơi cha mẹ, con cái có thể chia sẻ, lắng nghe nhau. Phụ huynh cũng nên thiết lập thời gian biểu cụ thể và nêu gương cho con trong việc cân đối thời gian học tập, sinh hoạt, sử dụng mạng internet. Tuyệt đối không để trẻ sử dụng cùng tài khoản với người lớn; cũng không nên áp đặt, cấm đoán mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và trao đổi để con hiểu và nhận biết phải hành xử ra sao trong thế giới ảo.

Theo Chung Thanh Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.