Tượng đài 14 tỉ đồng ở huyện nghèo: Còn nhiều thứ thiết thực hơn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dư luận đang rất bức xúc khi hay tin tượng đài với kinh phí lên đến 14 tỉ đồng đang được xây dựng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - một trong những huyện nghèo nhất cả nước.
Dự án Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức do UBND huyện Phước Sơn thực hiện. Để xây dựng công trình rộng khoảng 10 ha này, một quả đồi rộng lớn đã được san phẳng. Công trình này kinh phí được lấy từ ngân sách địa phương (dự toán ban đầu khoảng 14 tỉ đồng). Theo kế hoạch cùng với tượng đài, nơi đây còn có quần thể gồm công viên, khu bảo tồn văn hóa người Bhnong và khu du lịch tâm linh chùa Yên Sơn.
Bạn đọc Trần Châu trăn trở: "Địa phương còn khó khăn, kinh phí thực hiện lấy từ ngân sách, việc đầu tư này liệu có hợp lý?". Bạn đọc Quang Đặng thì nêu ý kiến: "Công trình này có thật sự cần thiết? Sẽ có ích hơn nhiều nếu đầu tư vào giáo dục, y tế, hay hỗ trợ sản xuất cho bà con dân tộc, các huyện vẫn còn nghèo lắm!".
Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang được xây dựng trên một quả đồi rộng lớn, với kinh phí lên đến 14 tỉ đồng.
Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang được xây dựng trên một quả đồi rộng lớn, với kinh phí lên đến 14 tỉ đồng.
Cùng suy nghĩ với bạn đọc Quang Đặng, bạn đọc Võ Thái đề xuất thẳng: Sao không dùng kinh phí này để đầu tư làm cầu, đường, trường học, bệnh viện…? Những cái này thiết thực hơn cho người dân. 
Trong một góc nhìn khác, bạn đọc Võ Lộc bộc bạch: Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ nếu huyện Phước Sơn dùng ngân sách này xây dựng nhà cho người nghèo, cho đối tượng người có công vẫn còn khó khăn.
Thống kê của Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT- DL) cho thấy hiện cả nước có 360 công trình tượng đài. Số lượng tượng đài dự kiến sẽ còn tăng trong thời gian tới bởi các địa phương đang đua nhau xin làm.
Cách đây không lâu, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng có ý kiến báo động về hội chứng bệnh thành tích. Một số tỉnh nghèo, miền núi xa xôi, dù cuộc sống người dân còn khó khăn nhưng vẫn mắc hội chứng bệnh thành tích, đua nhau thực hiện những công trình tượng đài to, hoành tráng. Những tượng đài na ná nhau, tỉnh làm sau to hơn tỉnh làm trước. Không ít địa phương đã xin xây những tượng đài với kinh phí từ ngân sách lên đến hàng chục tỉ đồng.
Mới đây, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cho biết cũng đang thăm dò ý kiến để lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của ngành tòa án. Ý tưởng này chỉ mới dừng ở mức đề xuất nhưng cũng đã làm nổi sóng dư luận.
Rất nhiều bạn đọc đề nghị: Đất nước vẫn còn khó khăn; trường lớp nhiều nơi còn thiếu thốn; hầu hết máy móc, thiết bị chưa sản xuất được, phải nhập khẩu. Tốt nhất là nên ưu tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo, sản xuất… hay xây dựng những cái thiết thực cho cộng đồng.
Theo Hiếu Trung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.