Gia Lai: Quản lý lỏng lẻo, dân lấn chiếm hơn 10 ha đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn gửi UBND tỉnh về việc kiến nghị thu hồi mỏ đá vôi Chư Sê (khu B) thuộc xã Hbông, huyện Chư Sê của Công ty cổ phần Xi măng Gia Lai.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty cổ phần Xi măng Gia Lai (tiền thân là Công ty sản xuất và cung ứng xi măng Gia Lai) được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại mỏ đá vôi Chư Sê (khu B) với diện tích 21,4 ha, thời hạn khai thác 30 năm (đến hết tháng 12-2025). Mục đích là sử dụng đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
Khu vực mỏ đã khai thác hiện bỏ hoang, hình thành các hố sâu, đọng nước. Ảnh: Chí Hào
Khu vực mỏ đã khai thác hiện bỏ hoang, hình thành các hố sâu, đọng nước. Ảnh: Chí Hào
Tuy nhiên, đến năm 2013, Công ty cổ phần xi măng Gia Lai đã dừng hoạt động do chất lượng đá vôi không đảm bảo để sản xuất xi măng và phải thực hiện theo lộ trình dừng sản xuất xi măng lò đứng theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Công ty lập dự án chuyển đổi nhà máy xi măng thành Nhà máy phân bón Địa Long nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường không thống nhất cho chuyển mục đích sử dụng đá vôi do mỏ được cấp phép để khai thác phục vụ sản xuất xi măng.
Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Chư Sê và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra thực tế việc quản lý, sử dụng đất của công ty này tại xã Hbông. Tại thời điểm kiểm tra, trong khu vực mỏ, người dân địa phương đã phát dọn thực bì, cày xới để canh tác ở nhiều vị trí với tổng diện tích lấn chiếm hơn 10 ha. Đáng chú ý, tình trạng này đã diễn ra và kéo dài nhiều năm nhưng phía Công ty không báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tính đến tháng 3-2018, Công ty cổ phần Xi măng Gia Lai còn nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền chậm nộp là hơn 8,1 tỷ đồng; nợ tiền thuê đất và tiền chậm nộp tính đến tháng 3-2019 là hơn 761 triệu đồng. Hiện nay, Công ty không sản xuất xi măng nên không còn nhu cầu khai thác đá vôi để sản xuất xi măng theo dự án đầu tư đã lập.
Do đó, để có cơ sở thu hồi, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy phép khoáng sản cấp cho Công ty cổ phần Xi măng Gia Lai tại mỏ đá vôi Chư Sê và yêu cầu công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định.
GIA NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.