Hàng loạt người dính bẫy sổ đỏ 'dỏm'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 22/2, Đại tá Lê Đình Vinh, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận tố giác của nhiều người dân về việc bị lừa sổ đỏ “dỏm” liên quan đến bà L.T.Ng (32 tuổi, ở TT.Plei Kần, H.Ngọc Hồi, Kon Tum). 
Các “sổ đỏ” được bà Ng. dùng để vay mượn tiền và mua bán
Các “sổ đỏ” được bà Ng. dùng để vay mượn tiền và mua bán
Sáng 22/2, ông Cao Văn Dũng (46 tuổi, ở đường Hùng Vương, TT.Plei Kần) cho biết thông qua người quen giới thiệu nên được bà Ng. bán cho ông Dũng lô đất ở đường Trần Hưng Đạo (TT.Plei Kần) rộng 231 m2 giá 1,6 tỉ đồng. Bà Ng. hỏi mượn trước 700 triệu đồng và giao sổ đỏ cho ông Dũng để làm tin, hứa mấy hôm sau hai bên đi làm thủ tục mua bán đất.
Xem sổ đỏ, ông Dũng thấy tên chủ đất là Trần Mỹ Diện và phần ghi thay đổi ở trang 3 trên sổ đỏ là đã chuyển nhượng sang cho bà Ng., nên tin tưởng giao tiền 3 đợt vào các ngày 7.1, 8.1 và 15.1, tổng cộng 700 triệu đồng (2 lần bằng tiền mặt, 1 lần chuyển khoản) cho bà Ng. và chồng là L.V.L.
Vài ngày sau, ông Dũng tá hỏa khi nghe tin một trường hợp khác ở gần nhà mua đất của bà Ng., nhưng khi đến phòng công chứng làm thủ tục thì bị phát hiện sổ đỏ (do bà Ng. đưa ra) là giả. Ông Dũng mang sổ đỏ do bà Ng. đưa cho mình lên gặp ông Huỳnh Văn Cảnh, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hồi, để xác minh thì ông Cảnh khẳng định chữ ký trong sổ đỏ không phải của mình. Vì thế, ông Cảnh hướng dẫn ông Dũng báo Công an H.Ngọc Hồi.
Ngày 21/1, khi ông Dũng trình báo, Công an H.Ngọc Hồi đã tạm giữ ông L. (chồng bà Ng.) để điều tra làm rõ; còn bà Ng. không có mặt tại địa phương cho đến hôm nay.

Sáng 22/2, một lãnh đạo Công an H.Ngọc Hồi cho biết khi tiếp nhận tin tố giác tội phạm của ông Cao Văn Dũng, đơn vị đã tạm giữ chồng bà Ng. là ông L. Hiện, bà Ng. đã rời địa phương đi đâu không rõ. Vì số tiền 700 triệu đồng (vượt thẩm quyền của đơn vị) nên Công an H.Ngọc Hồi bàn giao cho Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum thụ lý. Tiếp sau đó, có nhiều trường hợp đến Công an H.Ngọc Hồi trình báo liên quan đến bà Ng., nhưng đơn vị đã hướng dẫn người dân đến Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum để trình báo.


Ông Trần Mỹ Diện (53 tuổi) và vợ là Bùi Thị Cẩm Tú (41 tuổi) cho biết lô đất mà bà Ng. làm sổ đỏ giả bán cho ông Dũng là của mình, hiện ông Diện đang giữ sổ đỏ thật tại nhà. Trước đây, ông Diện tính bán lô đất nói trên, bà Ng. đến hỏi mua, rồi xin photocopy sổ đỏ. Sau đó, bà Ng. nói không có tiền mua.
Hai ngày 21 và 22/2, nhiều trường hợp khác ở TT.Plei Kần đã phản ánh với Thanh Niên liên quan việc bà Ng. mượn tiền, vay tiền cũng bằng cách đưa sổ đỏ làm tin. Bà Tú (vợ ông Diện) cho biết đầu tháng 1.2019, bà Ng. đến mượn mình 269 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng, cam kết 5 ngày sau sẽ trả. Nhưng đợi hoài không thấy bà Ng. trả nên bà Tú hỏi thì bà Ng. lại muốn mượn thêm 400 triệu đồng nữa và thế chấp bằng sổ đỏ một lô đất 242 m2 ở xã Điện Ngọc (H.Điện Bàn, Quảng Nam). Sổ đỏ này mang tên V.T.Q, nhưng phần ghi chú trang 3 là đã chuyển nhượng cho bà Ng. Cầm sổ đỏ trong tay, bà Tú “giải ngân” liền 400 triệu đồng cho bà Ng. Chưa hết, bà L.T.H (em gái bà Ng.) làm ở một chi nhánh ngân hàng ở H.Ngọc Hồi còn mượn của bà Tú 2 tỉ đồng nói là để đáo hạn ngân hàng cho khách trước Tết Kỷ Hợi, nhưng mãi đến nay cũng không trả đồng nào. Theo bà Tú, tổng số tiền chị em bà Ng. và H. mượn của bà Tú là gần 2,7 tỉ đồng.
Bà L.T.B (54 tuổi, ở TT.Plei Kần) cho biết trước Tết Kỷ Hợi, bà Ng. cũng mượn của mình hơn 400 triệu đồng và lấy sổ đỏ là lô đất 242 m2 ở xã Điện Ngọc (H.Điện Bàn, Quảng Nam) cấn cho mình. Thế nhưng, ngày 22.1, khi bà Ng. cùng bà B. đến xã Điện Ngọc xem đất và cùng nhau ra phòng công chứng làm thủ tục mua bán đất thì sổ đỏ này bị phát hiện làm giả. Bà B. mang sổ đỏ này đối chiếu với sổ đỏ giả mà bà Ng. cấn cho bà Tú thì giống y như nhau.
Theo lời bà B., khi bị phát hiện sổ đỏ giả, Công an H.Điện Bàn có mời chị V.T.Q để xác minh, thì chị Q. mang sổ đỏ thật đến cho công an xem. Theo bà Tú và bà B. và các trường hợp phản ánh với Thanh Niên, số người bị bà Ng. dùng sổ đỏ giả để cấn vay mượn tiền rất nhiều, lên đến gần 5 tỉ đồng.
Phạm Anh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.