Hàng triệu người dùng tương ớt nước lã hóa chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua kiểm tra đột xuất, đoàn ghi nhận công nghệ sản xuất tương ớt và tương đen thật hãi hùng tại một cơ sở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là nước lã và hóa chất.

Toàn bộ nguyên liệu như bột phụ gia, phẩm màu, hương liệu... được để bừa bãi trên nền nhà bẩn thỉu
Toàn bộ nguyên liệu như bột phụ gia, phẩm màu, hương liệu... được để bừa bãi trên nền nhà bẩn thỉu


Lực lượng Phòng 7, Phòng Cảnh sát Phòng-chống tội phạm về Môi trường-C49B và Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất tương ớt Thành Phát (số 174/12 G, Thái Phiên, phường 8, quận 11, TP. Hồ Chí Minh).

Tại hiện trường kiểm tra vào trưa 4-10, đoàn ghi nhận tại cơ sở có khoảng gần 2 tấn sản phẩm thành phẩm gồm các loại tương ớt và tương đen (mặt hàng được dùng hàng ngày làm gia vị nêm trong các món ăn như phở, bún, hủ tíu của người dân).

Qua kiểm tra qui trình sản xuất, đoàn ghi nhận qui trình sản xuất tại cơ sở hoàn toàn "ba không": không vệ sinh, không quy trình và không theo đúng chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm.

Cụ thể, hệ thống sản xuất được trang bị hết sức đơn giản, thủ công, chủ yếu là các dụng cụ bằng nhựa. Toàn bộ nguyên liệu như bột phụ gia, phẩm màu, hương liệu... được để bừa bãi trên nền nhà bẩn thỉu; thậm chí, việc sản xuất gần nhà vệ sinh, nhân viên không mang bảo hộ lao động.

Bà Huỳnh Lệ Phấn (46 tuổi, chủ cơ sở), cho biết, cơ sở Tương ớt Thành Phát của bà có giấy chứng nhận ĐKKD (tại địa chỉ 174/12 G, Thái Phiên, phường 8, quận 11, TP. Hồ Chí Minh) do UBND quận cấp với 2 mặt hàng đăng ký sản xuất là tương đỏ (tương ớt) và tương đen.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, đoàn còn phát hiện bà chủ cơ sở này có thêm một địa chỉ là căn nhà đối diện (số 10E, Thái Phiên, phường 8, quận 11), nơi này dùng làm nơi chứa nguyên liệu và thành phẩm sản phẩm.

Theo trình bày của bà chủ, sản phẩm tương ớt có dùng ớt bột, ớt trái, tỏi... nhưng thực tế kiểm tra chỉ thấy những can nhựa đựng "hương tỏi" mà không ghi nhận thấy ớt trái (ớt tươi).

 

Thành phần tương đen 90% là từ nước lã
Thành phần tương đen 90% là từ nước lã


Các loại nguyên liệu như hương tỏi cũng mua trên thị trường không rõ nguồn gốc, tinh bột biến tính (dùng tạo độ dẻo, độ kết dính) trong tương ớt cũng chưa xuất trình được hoá đơn rõ ràng, hầu hết các bao đựng bột Sodium Benzoat (chất bảo quản) được chứa đựng trong bao tải tận dụng không rõ là loại gì, có in chữ Trung quốc, không nhãn tiếng Việt.

Hãi hùng hơn khi bà chủ "bật mí" công thức cho ra sản phẩm tương ớt, tương đen từ "lò" sản xuất này.

Với tương đen, đổ 70% nước lã vào đun tới khi sôi 90 độ C, bỏ "tinh bột biến tính" vào cùng Caramen nấu khoảng 2 giờ đồng hồ, để nguội sau đó được bơm vào đường ống (tự chế) vào bồn Inox, rồi chiết xuất vào các can nhựa loại 20 lít, 10 lít, 5 lít hoặc phân lẻ vào các túi ni lông loại 0,5kg.

Với tương đỏ (tương ớt): 60% nước lã, đem đun sối 90 độ C, đem ớt trái hoặc ớt bột bỏ vào, cùng bột màu. Đun 2 giờ rồi để nguội, sang chiết vào các can nhựa...

 

Thành phần tương đỏ 60% là từ nước lã
Thành phần tương đỏ 60% là từ nước lã


Được biết, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 300 kg thành phẩm tương ớt và tương đen đưa ra thị trường, cung cấp cho nhiều sạp bán tạp hóa tại các chợ khu vực Chợ Phạm Văn Hai, chợ Tân Bình TP. Hồ Chí Minh.

Đoàn kiểm tra đã lấy các mẫu sản phẩm thành phẩm tại cơ sở gửi đi kiểm nghiệm, sẽ có kết quả sớm trong tuần để lấy căn cứ xác định thành phần cũng như xử lý nếu vi phạm các quy định về sản xuất an toàn thực phẩm.

Theo Công an TP. Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.