129 tác phẩm giành Giải báo chí Quốc gia 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 14-6, Hội Nhà báo Việt Nam đã họp báo công bố Giải thưởng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 11 năm 2017.

 

Phát biểu tại buổi họp báo công bố Giải thưởng Giải báo chí Quốc gia, ông Hồ Quang Lợi-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Giải Báo chí Quốc gia cho biết, Giải báo chí Quốc gia lần thứ 11 có sự tham gia của 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đến từ các liên chi hội trên toàn quốc.
 

Lễ trao giải Giải báo chí Quốc gia lần thứ 10, năm 2016
Lễ trao giải Giải báo chí Quốc gia lần thứ 10, năm 2016


Hội đồng chung khảo đã quyết định chọn 129 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong số đó có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải khuyến khích.

Theo ông Hồ Quang Lợi, các tác phẩm dự giải năm nay đều bám sát các sự kiện nổi bật của năm 2016, bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu đậm về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của đất nước; Gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xoá đói giảm nghèo; gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các thế lực thù địch, tham nhũng, tiêu cực...

“Điểm nổi bật của mùa giải năm nay là các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in) và tin, phóng sự, ký sự (báo hình) đã xuất hiện nhiều tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá tốt. Số tác phẩm đạt Giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm tỷ lệ hơn 50%)”-ông Hồ Quang Lợi cho hay.

Chia sẻ về chất lượng các tác phẩm tham gia Giải báo chí Quốc gia, Tiến sĩ Trần Bá Dung-Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia cho biết: “Tại vòng chung khảo, mỗi tác phẩm sẽ được 38 thành viên giám khảo trong Hội chung khảo chấm. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Riêng bản thân cá nhân tôi, tác phẩm gây cho tôi bất ngờ lớn nhất đó là “Chuyện như đùa ở Hải Dương”.

"Tác phẩm có cách viết tưởng như đơn giản, nhưng tôi nghĩ đây là cách phát hiện, góc nhìn nếu nói độc, lạ cũng không hẳn nhưng tác phẩm đã để lại trong tôi ấn tượng đặc biệt. Bởi, lâu nay các cơ quan tổ chức cán bộ hầu như chưa được ai phanh phui một cách bài bản, chi tiết và đi đến cùng vấn đề như vậy. Sau đó khởi xướng cho các báo khác viết một loạt về công tác bổ nhiệm, cân nhắc, luân chuyển cán bộ…”- ông Bá Dung cho biết.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).