Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy giành cúp Bạc cuộc thi thiết kế QT tại Italy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tác phẩm gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương trong công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã giành Cúp Bạc (Silver Trophy) của cuộc thi thiết kế quốc tế A’Design Awards & Competition (Italy) với số điểm 89/100 thuộc lĩnh vực Nghệ thuật công cộng thiết kế cho xã hội và môi trường.

 
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy bên tác phẩm tranh gắn gốm tại Nhà Gương trong công viên Thống Nhất- Hà Nội
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy bên tác phẩm tranh gắn gốm tại Nhà Gương trong công viên Thống Nhất- Hà Nội



Đây cuộc thi thiết kế quốc tế thường niên lớn nhất thế giới. Từ hàng ngàn tác phẩm gửi dự thi trên thế giới, năm nay có 1974 tác phẩm thiết kế đạt tiêu chuẩn của cuộc thi từ 96 nước thuộc 97 lĩnh vực thiết kế. Các tác phẩm dự thi được chọn lọc và đánh giá khắt khe thông qua hình thức bỏ phiếu của Ban giám khảo uy tín thế giới- các thành viên của Viện Hàn lâm Thiết kế quốc tế (hơn 200 thành viên).

Mỗi lĩnh vực thiết kế đều có tiêu chuẩn đánh giá riêng bởi các chuyên gia chuyên ngành. Cuộc thi trải rộng trên 110 lĩnh vực thiết kế, gần như bao quát tất cả các ngành thiết kế trên thế giới từ thiết kế đồ gỗ, nội thất, kiến trúc, thiết bị điện tử, bao bì, thiết kế đồ họa, đồ trang sức, giao diện website, phim ảnh, phương tiện vận chuyển, máy bay, du thuyển...

Mục đích của A’Design Awards & Competitions là tìm kiếm và tôn vinh những tác phẩm thiết kế có chất lượng xuất sắc, các tác phẩm thiết kế có tính ứng dụng cao. Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng với tác phẩm gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương trong công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã giành Cúp Bạc (Silver Trophy) là sự ghi nhận tính sáng tạo và độc đáo trong thiết kế của tác phẩm.


 

Tác phẩm được ghi nhận bởi  tính sáng tạo và độc đáo trong thiết kế
Tác phẩm được ghi nhận bởi tính sáng tạo và độc đáo trong thiết kế


Họa sỹ Thu Thủy (cũng là tác giả của “Con đường gốm sứ”) cho biết sẽ đến Italy dự lễ trao giải thưởng tại thành phố Como vào cuối tháng 6 tới. Những hình ảnh đẹp của Công trình gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Thiết kế MOOD tại thành phố Como và được in trang trọng trong cuốn sách Giải thưởng Thiết kế Quốc tế A’Design Awards 2016-2017 phát hành bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nhà Gương hay còn được gọi Nhà Cười được Chính phủ Tiệp Khắc xây tặng thành phố Hà Nội từ năm 1979, công trình gắn với tuổi thơ của hầu hết thế hệ 6x,7x và 8x ở Thủ đô sau chiến tranh. Sau gần 40 năm Nhà Gương bị xuống cấp trầm trọng với những bức tường ẩm mốc, mái dột nát và gương mờ xỉn, nay đã được họa sỹ Thu Thủy và các cộng sự thay một lớp áo mới tươi tắn và hiện đại.


 

Hơn hai triệu viên gốm nhỏ đã được sử dụng cho công trình đặc biệt này
Hơn hai triệu viên gốm nhỏ đã được sử dụng cho công trình đặc biệt này



Bức tranh gốm phủ kín mặt tiền Nhà Gương diễn tả cảnh biển thanh bình của biển Hạ Long êm đềm với trung tâm là hòn Trống Mái nổi bật trên sắc vàng lấp lánh của mặt trăng. Bức tranh gốm sóng biển Trường Sa ở bức tường cánh phải được thể hiện mạnh mẽ khỏe khoắn với những vồng sóng tung bọt trắng xóa. Nhà Gương được đánh giá cao bởi tính hoành tráng của hai bức tranh gốm phủ bên ngoài Nhà Gương cùng chủ đề lựa chọn mang đậm tính dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam.

Tổng diện tích gốm được gắn lên tường bên ngoài, bên trong và sàn nhà Gương lên đến 812m², trong đó mỗi mét vuông gốm gồm 2.500 viên gốm mosaic nhỏ cỡ 2cm x 2cm. Tổng cộng có hơn hai triệu viên gốm nhỏ với đủ màu rực rỡ được gắn lên công trình này.

Mai An (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…