'Giấc mơ gia đình': Những 'mảnh ghép lẻ' lạc trôi giữa đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất hiện trong triển lãm là 20 đứa trẻ, mỗi em mỗi số phận nhưng trên hết thảy các em đều đã và đang vượt lên hoàn cảnh với ước mong có thể tìm thấy những mảnh ghép hạnh phúc vừa vặn với mình.

Các em sinh viên cùng những lời nhắn gửi 20 nhân vật chính trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các em sinh viên cùng những lời nhắn gửi 20 nhân vật chính trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)




Ở một góc triển lãm trước giờ khai mạc ít phút, cô Bạch Tuyết lặng lẽ gạt đi những giọt nước mắt cứ trực rơi. Từng câu chuyện, từng mảnh đời, từng số phận… của 20 đứa trẻ sinh ra đã không thể chọn cho mình một mái ấm trọn vẹn có lẽ đã chạm vào xúc cảm sâu kín nhất của người phụ nữ ngoài 60 tuổi. Thi thoảng lại thấy vai cô khẽ rung lên như cố kìm nén cơn xúc động.

Hình ảnh này tôi bắt gặp tại buổi khai mạc triển lãm “Giấc mơ gia đình” vừa khai mạc chiều qua (7/10) và sẽ trưng bày tới hết ngày 27/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Trẻ em và những vấn đề xã hội nhức nhối liên quan tới các em luôn được cộng đồng đặc biệt quan tâm.

20 số phận, 1 giấc mơ...

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và đôi khi những tổn thương ấy lại đến từ chính nơi các em gọi là “gia đình” mà vấn đề chủ yếu xoay quanh như: bạo lực, mang thai ngoài ý muốn, thiếu thốn kinh tế, bệnh tật, ly hôn…

20 đứa trẻ, nhân vật chính trong triển lãm “Giấc mơ gia đình” dù ở những độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau từ Lào Cai, Sơn La, Lai Châu đến Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa…, có em là người dân tộc thiểu số nhưng tất cả đều “gặp” nhau ở một điểm: cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương của mẹ cha. Có em sống cùng với ông bà, cô chú, có em lại ở trong những trung tâm bảo trợ, hay được các nhà hảo tâm bao bọc.


 

 Cô Bạch Tuyết cố kìm nén xúc động trước những câu chuyện đời thiệt thòi của các em nhỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cô Bạch Tuyết cố kìm nén xúc động trước những câu chuyện đời thiệt thòi của các em nhỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho hay triển lãm thực hiện theo phương pháp tiếp cận nhân học, các cán bộ của  bảo tàng khi thực hiện đề tài này đã phải tốn nhiều công sức trong việc tiếp xúc, khơi gợi tình cảm, lòng tin ở các nhân vật, để các em có thể cởi mở câu chuyện của chính mình, những điều mà bình thường có lẽ các em ít khi chia sẻ cùng ai.

Với ba chủ đề: Cuộc sống không bình yên, Khi con tìm thấy nụ cười, Những ước mơ nhỏ bé, triển lãm đã nói lên tiếng lòng của những đứa trẻ sớm bị thiệt thòi, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của các em cùng sự nhận thức, chung tay của cộng đồng, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc đồng hành, giúp đỡ, mang lại tương lai tươi sáng hơn và một cuộc sống an toàn hơn cho trẻ em.

Phía đơn vị tổ chức triển lãm mong muốn truyền đi thông điệp: “Hãy bảo vệ trẻ em, trao cho các em một cuộc sống có tình yêu thương và một tương lai bền vững”.

Những “mảnh ghép lẻ” của đời

Lý Thị Lú (sinh năm 2004, Lai Châu), còi cọc, đen đúa hơn nhiều so với cái tuổi “trăng rằm” lẽ ra mơn mởn, phồng phao như phần đa các em nhỏ phố thị. Em bảo, nhà nghèo lắm, ngày trước em ở cùng bố mẹ và các anh chị em nhưng bố suốt ngày chửi mắng vợ con.



 

 Rất đông các bạn trẻ tới thăm quan triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Rất đông các bạn trẻ tới thăm quan triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Năm Lú 12 tuổi, bố bỏ nhà đi. Mấy chị em sau đấy chẳng thể ở cùng nhau mà phải li tán mỗi đứa mỗi nơi. Lú may mắn được gửi về Hà Nội học Trường Hoa Sữa. Ở trường, Lú được theo học nghề buồng phòng 6 tháng, được miễn phí ăn, ở, sinh hoạt…

Thời gian học 4 tháng trôi qua rồi nhưng giờ đây bản thân Lú cũng mơ hồ chẳng biết rồi học xong có xin được việc làm ở đâu không, có làm được nghề không. “Con chỉ ước được đi làm có tiền để nuôi mình,” Lú ngước nhìn tôi bằng ánh mắt buồn buồn khẽ nói.

Cũng ở tận miền núi phía Bắc, Hà Tố Uyên (sinh năm 2004, Lào Cai) kể: “Con lên lớp 5 thì mẹ bệnh mất. Bố thường xuyên đánh đập con và em. Ông bà ngoại thương hai chị em mang về nuôi, nhưng không nuôi nổi hai đứa, nên đưa con vào Trung tâm bảo trợ Lào Cai. Con không có lựa chọn cho dù không muốn”.

Với Phan Trần Kim Hồng (sinh năm 2004, Nha Trang), đứa trẻ luôn tự ti “vì cuộc đời con, chưa bao giờ có gì cả” nên Hồng ước “nếu trên đời này có một điều ước dành cho con, con sẽ ước có thêm 10 điều ước khác. Vì con có rất nhiều thứ muốn trở thành hiện thực”.

 

 Du khách nước ngoài cũng ấn tượng với những câu chuyện trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách nước ngoài cũng ấn tượng với những câu chuyện trong triển lãm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)



Bất kỳ bậc làm cha mẹ bình thường nào khi sinh một đứa con ra đời đều mong chúng có thể lớn lên với đủ yêu thương, đủ vật chất, thậm chí là sự đủ đầy cả cha lẫn mẹ. Chỉ là, có những sai lầm, có những trớ trêu của số phận muốn thử thách lòng người.

“Con ước mẹ con sống lại, để con được gặp mẹ, ôm mẹ. Con chưa bao giờ được ôm mẹ cả,” Trần Hữu Hùng (sinh năm 2007, Hưng Yên) không thể khóc khi nói ước mơ ấy của mình, chỉ có ánh mắt là buồn thăm thẳm. Bởi bản thân em chưa bao giờ được biết đến hơi ấm của mẹ là như thế nào để mà nhớ…

Những số phận như Hùng và các em nhỏ xuất hiện trong triển lãm giống như những "mảnh ghép lẻ" lạc trôi giữa đời, mỗi em mỗi số phận nhưng trên hết thảy, các em đều đã và đang vượt lên hoàn cảnh với ước mong có thể tìm thấy những mảnh ghép hạnh phúc vừa vặn với mình.

Xuân Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...