Ngắm những bức ảnh quý của Hà Nội thời những chiếc cặp ba lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Duyên dáng trong tà áo dài, chiếc cặp ba lá túm hờ suối tóc thề buông trên tấm lưng ong, tay ôm hoa và miệng chúm chím nụ cười e ấp, những thiếu nữ Hà thành đón chào bộ đội về giải phóng Thủ đô chiều 10-10-1954 lịch sử.

 

Thiếu nữ Hà Nội chào đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Thiếu nữ Hà Nội chào đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại



Đây là khoảnh khắc đẹp được ghi lại trong số những bức ảnh quý của một thời Hà Nội tuy sục sôi ý chí chiến đấu thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn giữ được những nét thanh lịch đặc biệt của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

Những bức ảnh quý thời những chiếc cặp ba lá của phụ nữ miền Bắc này đang được trưng bày cùng nhiều tư liệu lịch sử giá trị khác tại Bảo tàng Hà Nội, trong triển lãm Hà Nội, niềm tin và khát vọng vươn cao, do Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội tổ chức.

Triển lãm khai mạc ngày 12-3 và kéo dài đến 20-3, chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17-3-1930 - 17-3-2020).



 

 Khách tham quan triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Khách tham quan triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU



Với gần 200 tác phẩm nhiếp ảnh được chọn lọc, những thước phim tư liệu quý cùng nhiều hiện vật giá trị, theo 4 chủ đề:

- Những bức ảnh tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng Hà Nội;

- Những mốc son lịch sử tôn vinh những thành tựu quan trọng của Thủ đô Hà Nội;

- Niềm tin và khát vọng giới thiệu những hình ảnh ấn tượng về Thủ đô đổi mới;

- Với Đảng, trọn vẹn niềm tin yêu.

Trong triển lãm, người xem được thấy rất nhiều bức ảnh quý hiếm và cảm động về Hà Nội một thời như: ảnh học sinh Hà Nội với mũ rơm trên đầu đang ôn bài nơi sơ tán, ảnh nữ sinh Đại học Bách khoa vẫn áo dài duyên dáng tới giảng đường vào những năm 1960 khi đất nước rất khó khăn; niềm vui của người nông dân ngoại thành Hà Nội được chia ruộng; ảnh người dân Hà Nội nô nức khởi công xây dựng công viên Thống Nhất từ một vùng ao đầm lầy lội; ảnh Cung Hữu nghị Việt Xô, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long ngày mới khánh thành vào năm 1985…

Một số bức ảnh quý về Hà Nội trong triển lãm:


 

Thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà bên gánh hoa xuân cạnh xác máy bay Mỹ vừa bị bắn hạ - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà bên gánh hoa xuân cạnh xác máy bay Mỹ vừa bị bắn hạ - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Trẻ em Hà Nội ôn bài tại nơi sơ tán ở huyện Chương Mỹ - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Trẻ em Hà Nội ôn bài tại nơi sơ tán ở huyện Chương Mỹ - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ 4 tốt ở ngoại thành Hà Nội tháng 12-1964 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ 4 tốt ở ngoại thành Hà Nội tháng 12-1964 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
 Nhân dân Hà Nội lưu luyến tiễn đưa con em mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Nhân dân Hà Nội lưu luyến tiễn đưa con em mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
 Công nhân xưởng sản xuất gốm - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Công nhân xưởng sản xuất gốm - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Cầu Chương Dương xây dựng xong năm 1985 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Cầu Chương Dương xây dựng xong năm 1985 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Niềm vui của người nông dân ngoại thành Hà Nội được chia đất - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Niềm vui của người nông dân ngoại thành Hà Nội được chia đất - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Người dân Hà Nội nô nức khởi công xây dựng công viên Thống Nhất ngày 3-11-1958 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại
Người dân Hà Nội nô nức khởi công xây dựng công viên Thống Nhất ngày 3-11-1958 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại



Theo THIÊN ĐIỂU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.