Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San: Khởi động các chương trình văn hóa-văn nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau thời gian dài tạm dừng các hoạt động văn hóa-văn nghệ do dịch Covid-19, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đang tích cực xây dựng chương trình tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội Thi đua yêu nước và các sự kiện lớn trong tỉnh.
Dù thời tiết nóng bức nhưng bên trong phòng tập của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, các diễn viên vẫn miệt mài tập luyện. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép nới lỏng giãn cách xã hội, anh em nghệ sĩ cũng nhanh chóng bắt tay vào chuẩn bị chương trình biểu diễn phục vụ tại cơ sở cũng như các sự kiện quan trọng của tỉnh. “Từ ngày 18-5, chúng tôi bắt đầu triển khai kế hoạch phục vụ tuyến cơ sở với 3 đội hình: chiếu phim lưu động, tuyên truyền lưu động và đoàn nghệ thuật. Vì thời gian nghỉ giãn cách khá lâu nên chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ tập luyện, hoàn thiện chương trình. Nhìn chung tinh thần của mọi người khi quay lại với công việc đều rất phấn khởi”-bà Chu Thị Thúy Hà-Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát-cho hay.
Chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện lớn được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San chuẩn bị chu đáo. Ảnh: P.L
Chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện lớn được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San chuẩn bị chu đáo. Ảnh: P.L
Cùng thời gian này, chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ X, giao lưu điển hình tiên tiến, chương trình chào mừng thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI... cũng đang được anh chị em nghệ sĩ lên kế hoạch chi tiết. Băng rôn, áp phích tuyên truyền, việc trang trí nơi diễn ra các sự kiện đều được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát bày tỏ: “Là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, chúng tôi được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình nghệ thuật, lên maket, làm pa nô, áp phích, đảm bảo tuyên truyền đầy đủ các sự kiện lớn của tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI sắp tới. Sau khi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phê duyệt nội dung, chúng tôi sẽ triển khai ngay nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả tuyên truyền”. Theo bà Hà, trong chương trình biểu diễn phục vụ cơ sở, Nhà hát vẫn tiếp tục lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng-chống dịch Covid-19.
Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San đang trở lại nhịp tập luyện bình thường sẵn sàng cho biểu diễn phục vụ cơ sở. Ảnh: P.L
Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San đang trở lại nhịp tập luyện bình thường sẵn sàng cho biểu diễn phục vụ cơ sở. Ảnh: P.L
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa-du lịch do Nhà hát phụ trách cũng đang khởi động trở lại. Từ năm 2019, nhằm góp phần khôi phục, gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Nhà hát đã xây dựng kế hoạch phục dựng các nghi lễ truyền thống của người Jrai, Bahnar như cúng bến nước (huyện Krông Pa), cúng nhà rông mới (huyện Mang Yang)… Bà Bùi Thị Thắm-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Văn nghệ quần chúng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) thông tin: “Dự tính trong tháng 6-2020, chúng tôi sẽ tiến hành phục dựng nghi lễ cúng cầu mưa của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Grai. Công tác chọn địa điểm, tập hợp nghệ nhân, dàn dựng chương trình chúng tôi đều đã khảo sát và triển khai thực hiện. Tin rằng các hoạt động ý nghĩa này sẽ diễn ra đúng tiến độ, suôn sẻ, thành công”.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.