Ảnh: Suối Yến của Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi Nhiếp ảnh mùa xuân 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt qua hơn 14.000 bức ảnh gửi về dự thi, Suối Yến của Việt Nam đã ngoạn mục giành giải nhất.

 



14.569 bức ảnh đã gửi về tham dự giải Nhiếp ảnh Mùa Xuân 2020 của Agora. Sau đó 50 bức ảnh đã được chọn để đưa vào Danh sách rút gọn, để từ đó chọn ra bức ảnh thắng cuộc. Một số bức ảnh của Việt Nam nằm trong danh sách này, trong đó bức ảnh chụp Suối Yến ở Chùa Hương đã được vinh danh ở vị trí số Một.

 



Người thắng chung cuộc là nhiếp ảnh gia Trần Quang Quý của Việt Nam. Bức ảnh mang tên “Mùa hoa súng”, chụp tại Suối Yến. Trong bức ảnh là những cô gái trong trang phục áo dài trắng truyền thống, đi qua một cây cầu tre, bắc trên dòng suối Yến với những bông hoa súng đang nở rộ. Giải thưởng trị giá 1000 đôla.


 




Một bức ảnh khác của nhiếp ảnh gia Việt Nam, Bùi Gia Phú, cũng lọt vào Danh sách rút gọn của cuộc thi.

 




Bức ảnh chú cáo này chụp tại Castilla y Leon, Tây Ban Nha. Nhiếp ảnh gia Mary Bassani chia sẻ rằng chú cáo đỏ đột nhiên xuất hiện trong ống kính của cô, giữa những bông hoa oải hương.

 



Bức ảnh về tình mẫu tử này của nhiếp ảnh gia người Bangladeshi Rafid Yasar. Chú chim nhỏ trong ảnh là loài chim phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, thường đẻ trứng vào mùa đông. Chim bố đang cho chim con duy nhất trong tổ ăn. Hai quả trứng khác đã bị bọn trẻ con trong làng đánh cắp trước khi kịp nở.

 



Bức ảnh tuyệt đẹp về Tuscan của Ý là tác phẩm của Nhiếp ảnh gia người Đức, Marian Flessa. Ảnh chụp bằng drone, mô tả một buổi sáng sớm bình yên trên nước Ý.

 



Khung cảnh tuyệt đẹp này là hồ Sorapis ở Ý. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Đức - Jörg Petermann.

 



Một nhiếp ảnh gia Việt Nam khác là Nguyễn Tùng Việt đã chụp bức ảnh nay ở thung lũng hoa Hồ Tây. Hàng ngàn bông hoa với những màu sắc khác nhau đang nở rộ trong mùa xuân.


 



Bức ảnh thứ về làng hoa Sa Đéc cũng lọt vào danh sách rút gọn trong giải năm nay. Làng hoa Sa Đức là nơi cung cấp các loại hoa và cây cảnh cho vùng miền Nam Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết. Không giống các làng hoa khác, hoa ở Sa Đức được đặt trên các giá đỡ cao, bên dưới là nước từ các con kênh gần đó.

 




Nhiếp ảnh gia Francesco Treu người Ý đã chụp bức ảnh này ở nhà thờ thánh Francis ở Vienna, Áo. Sự mềm mại của những bông hoa tương phản tuyệt đẹp với kiến trúc mạnh mẽ của nhà thờ phía đằng sau.

 





Michelle Loois dậy từ 5 giờ sáng để chụp bức ảnh về những cánh đồng hoa tulip ở Noordwijkerhout, Hà Lan. Hoa tulip là biểu tượng đầu tiên báo hiệu mùa xuân về trên đất nước Hà Lan.


 




Nhiếp ảnh gia người Anh, Joe Shelly, chụp bức ảnh này ở quận Hồ nước Anh. Anh đặt tên bức ảnh của mình là “Buổi cắm trại đầu tiên của năm”.

 




Nhiếp ảnh gia người Anh Phil Robson đã mất rất nhiều công sức để có thể chụp cận cảnh một chú ong này ở Newcastle.


 



Đây là một bức ảnh về những cánh đồng hoa tulip rực rỡ của Noordoostpolder ở Hà Lan. Đó là tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Erwin Doorn.

 



Bức ảnh này là ảnh ghép của hai bức ảnh được chụp ở cùng một nơi trong khu vực Loire-Atlantique của Pháp trong mùa Xuân (trái) và mùa Thu (phải).

 



Nhiếp ảnh gia Tamzeed Alam của Bangladesh đã chụp hình ảnh chú chim ruồi này ở Rajshahi, Bangladesh.

 




Phạm Ngọc Thạch là tác giả của bức ảnh về đồi chè Mộc Châu này. Trong khi drone của anh đang bay trên cao, một cô gái cầm ô đã lọt vào hình ảnh, như một chấm đỏ giữa màu xanh đầy mê hoặc.

 

https://danviet.vn/anh-suoi-yen-cua-viet-nam-dat-giai-nhat-cuoc-thi-nhiep-anh-mua-xuan-2020-20200510074116389.htm

Theo Hữu Nguyên (Dân Việt/Dailymail)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...