Gặp "phù thủy" của những chiếc bút và nét chữ thư pháp phương Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiên phong trong nghiên cứu bộ môn nghệ thuật Calligraphy (thư pháp phương Tây), Đào Huy Hoàng là người đầu tiên viết chữ thư pháp phương Tây tại Việt Nam. Bên cạnh đó, anh còn sản xuất những chiếc bút gỗ với kiểu dáng độc, lạ, vô cùng tinh xảo.

 

.

Clip: Gặp “phù thủy” của những chiếc bút và nét chữ thư pháp phương Tây.

 

Cái tên Đào Huy Hoàng (sinh năm 1993, tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quốc tế, trường Đại học Ngoại thương) đã không còn xa lạ gì với giới nghệ thuật Calligraphy trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến anh cũng như bộ môn nghệ thuật Calligraphy, bởi sự mới mẻ và sức ảnh hưởng sâu rộng của thư pháp chữ Hán tại Việt Nam.
Cái tên Đào Huy Hoàng (sinh năm 1993, tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quốc tế, trường Đại học Ngoại thương) đã không còn xa lạ gì với giới nghệ thuật Calligraphy trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến anh cũng như bộ môn nghệ thuật Calligraphy, bởi sự mới mẻ và sức ảnh hưởng sâu rộng của thư pháp chữ Hán tại Việt Nam.
Bên cạnh việc dạy và hoàn thiện những tác phẩm Calligraphy theo đơn đặt hàng. Ban ngày, thời gian chủ yếu của Hoàng là trong xưởng làm bút. Còn đến tối muộn, khoảng thời gian riêng tư và vắng lặng nhất, một mình anh đối diện với trang giấy và những con chữ thư pháp nghệ thuật phương Tây.
Bên cạnh việc dạy và hoàn thiện những tác phẩm Calligraphy theo đơn đặt hàng. Ban ngày, thời gian chủ yếu của Hoàng là trong xưởng làm bút. Còn đến tối muộn, khoảng thời gian riêng tư và vắng lặng nhất, một mình anh đối diện với trang giấy và những con chữ thư pháp nghệ thuật phương Tây.
Hoàng cho biết: “Trước kia khi mình mới bỡ ngỡ làm quen với Calligraphy, không thể tìm được các dụng cụ cần thiết ở Việt Nam mà mua ở nước ngoài thì quá đắt, mình đã bắt đầu tự gọt bút bằng tre mua ở trên phố Hàng Vải, gọt đũa, hoặc bẻ miếng vỏ lon để làm bút, chấm mực Queen để viết. Tất nhiên cảm giác viết lúc đó khá là tệ, nhưng có còn hơn không”
Hoàng cho biết: “Trước kia khi mình mới bỡ ngỡ làm quen với Calligraphy, không thể tìm được các dụng cụ cần thiết ở Việt Nam mà mua ở nước ngoài thì quá đắt, mình đã bắt đầu tự gọt bút bằng tre mua ở trên phố Hàng Vải, gọt đũa, hoặc bẻ miếng vỏ lon để làm bút, chấm mực Queen để viết. Tất nhiên cảm giác viết lúc đó khá là tệ, nhưng có còn hơn không”
“Đến năm 2013 mình bắt đầu đặt mua những cây bút đầu tiên với giá rất đắt. Ngoài ra thời điểm đó không có nhiều người tại Việt Nam làm bút tốt. Mình bắt đầu nghĩ tại sao không tự làm bút gỗ nhỉ, vừa giảm chi phí mua sắm vừa có một thú vui mới. Càng về sau làm nhiều hơn mình càng hiểu ra ý nghĩa quan trọng của việc làm chủ công cụ nên mình đầu tư nhiều hơn cho xưởng bút của mình, tham vọng biến bản thân cây bút thành một tác phẩm thực thụ”, Hoàng chia sẻ thêm.
“Đến năm 2013 mình bắt đầu đặt mua những cây bút đầu tiên với giá rất đắt. Ngoài ra thời điểm đó không có nhiều người tại Việt Nam làm bút tốt. Mình bắt đầu nghĩ tại sao không tự làm bút gỗ nhỉ, vừa giảm chi phí mua sắm vừa có một thú vui mới. Càng về sau làm nhiều hơn mình càng hiểu ra ý nghĩa quan trọng của việc làm chủ công cụ nên mình đầu tư nhiều hơn cho xưởng bút của mình, tham vọng biến bản thân cây bút thành một tác phẩm thực thụ”, Hoàng chia sẻ thêm.
Làm bút cũng giống như tập viết, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ cao độ. Chúng đều mất thời gian để đạt được sự tinh tế, càng có nhiều kinh nghiệm thì sản phẩm càng có “thần”. Và chúng đều không có tuổi nghỉ hưu nên với Hoàng, sự sáng tạo là cả một đời người.
Làm bút cũng giống như tập viết, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ cao độ. Chúng đều mất thời gian để đạt được sự tinh tế, càng có nhiều kinh nghiệm thì sản phẩm càng có “thần”. Và chúng đều không có tuổi nghỉ hưu nên với Hoàng, sự sáng tạo là cả một đời người.
 Calligraphy cũng là cơ duyên đưa chàng trai trẻ này tới với những cây bút dài, mà cái tên Đào Huy Hoàng giờ cũng trở thành một “thương hiệu” với khoảng 3.000 cây bút đã qua tay. Với Hoàng, chiếc bút như là một thanh kiếm trong môn nghệ thuật Calligraphy.
Calligraphy cũng là cơ duyên đưa chàng trai trẻ này tới với những cây bút dài, mà cái tên Đào Huy Hoàng giờ cũng trở thành một “thương hiệu” với khoảng 3.000 cây bút đã qua tay. Với Hoàng, chiếc bút như là một thanh kiếm trong môn nghệ thuật Calligraphy.
 Mở chiếc hộp để những cây bút giữ làm của riêng, mỗi cái đều độc nhất vô nhị, Hoàng có thể nói vanh vách cây bút này làm bằng chất liệu gì, làm bao giờ và như thế nào. Vì mỗi chiếc đều được anh làm thủ công từ việc ráp các loại gỗ với nhau, trang trí các chi tiết như khảm trai, sơn mài, hoặc nhuộm mầu, phối mầu cho đến đánh bóng.
Mở chiếc hộp để những cây bút giữ làm của riêng, mỗi cái đều độc nhất vô nhị, Hoàng có thể nói vanh vách cây bút này làm bằng chất liệu gì, làm bao giờ và như thế nào. Vì mỗi chiếc đều được anh làm thủ công từ việc ráp các loại gỗ với nhau, trang trí các chi tiết như khảm trai, sơn mài, hoặc nhuộm mầu, phối mầu cho đến đánh bóng.
 Để thực hiện một tác phẩm, Hoàng phải phác từng chữ rồi sau đó cắt rời và sắp xếp, bố cục lại rồi phối mầu hay trang trí sao cho thật hoàn hảo thì mới bắt tay vào viết chính thức. Trước một đơn đặt hàng, anh thường viết nhiều bản “chính thức” như vậy trong nhiều ngày rồi chọn ra tác phẩm ưng ý nhất. Cũng có khi chỉ vì những tai nạn bất ngờ như bị rớt mực hay một chữ chưa ưng, anh phải bắt tay làm lại từ đầu. Bởi thế, để có được một tác phẩm đẹp phải kỳ công từng chút một, nhanh mất vài ngày, chậm thì vài tuần đến cả tháng trời, phụ thuộc độ khó và độ dài.
Để thực hiện một tác phẩm, Hoàng phải phác từng chữ rồi sau đó cắt rời và sắp xếp, bố cục lại rồi phối mầu hay trang trí sao cho thật hoàn hảo thì mới bắt tay vào viết chính thức. Trước một đơn đặt hàng, anh thường viết nhiều bản “chính thức” như vậy trong nhiều ngày rồi chọn ra tác phẩm ưng ý nhất. Cũng có khi chỉ vì những tai nạn bất ngờ như bị rớt mực hay một chữ chưa ưng, anh phải bắt tay làm lại từ đầu. Bởi thế, để có được một tác phẩm đẹp phải kỳ công từng chút một, nhanh mất vài ngày, chậm thì vài tuần đến cả tháng trời, phụ thuộc độ khó và độ dài.
Những con chữ tuyệt đẹp, đều tăm tắp như in, như thuộc về một thư tịch cổ trong một thư viện hay lâu đài cổ xưa nào ở châu Âu. Sau một ngày mệt mỏi, viết là một cuộc chơi, một cách để thư giãn, tĩnh tâm, khi đắm mình vào một thế giới khác, không còn những bộn bề thường nhật.
Những con chữ tuyệt đẹp, đều tăm tắp như in, như thuộc về một thư tịch cổ trong một thư viện hay lâu đài cổ xưa nào ở châu Âu. Sau một ngày mệt mỏi, viết là một cuộc chơi, một cách để thư giãn, tĩnh tâm, khi đắm mình vào một thế giới khác, không còn những bộn bề thường nhật.
Không chỉ là người thầy viết chữ Calligraphy tại Việt Nam, Đào Huy Hoàng còn trở thành người thầy dạy chữ Calligraphy tại các quốc gia như; Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ... Mỗi lớp học của Hoàng có từ 10 đến 20 học viên, bao gồm sinh viên, người đã đi làm, người làm nội trợ và người cao tuổi.
Không chỉ là người thầy viết chữ Calligraphy tại Việt Nam, Đào Huy Hoàng còn trở thành người thầy dạy chữ Calligraphy tại các quốc gia như; Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ... Mỗi lớp học của Hoàng có từ 10 đến 20 học viên, bao gồm sinh viên, người đã đi làm, người làm nội trợ và người cao tuổi.
Bên cạnh đó, Hoàng còn tham gia thực hiện các tác phẩm cho khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức. Anh đã thực hiện nhiều dự án thú vị cho các nhà hàng quốc tế, viết thiệp mời cho nhãn hiệu thời trang lớn Gucci, tham gia nhóm thiết kế bìa sách của Barnes & Noble… Trước đó, tạp chí Pen World của Mỹ từng ngỏ lời phỏng vấn khắc họa chân dung Hoàng. Câu chuyện anh đến với Calligraphy đã được đăng tải trên tạp chí Pen World từ tháng 8/2015.
Bên cạnh đó, Hoàng còn tham gia thực hiện các tác phẩm cho khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức. Anh đã thực hiện nhiều dự án thú vị cho các nhà hàng quốc tế, viết thiệp mời cho nhãn hiệu thời trang lớn Gucci, tham gia nhóm thiết kế bìa sách của Barnes & Noble… Trước đó, tạp chí Pen World của Mỹ từng ngỏ lời phỏng vấn khắc họa chân dung Hoàng. Câu chuyện anh đến với Calligraphy đã được đăng tải trên tạp chí Pen World từ tháng 8/2015.

https://danviet.vn/gap-phu-thuy-cua-nhung-chiec-but-va-net-chu-thu-phap-phuong-tay-20200603175237762.htm

 

Theo Phạm Hưng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.