Năm tháng long lanh...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Năm tháng long lanh" là tên tập bút ký của nhà báo Duy Hiển, do NXB Đà Nẵng ấn hành vừa ra mắt bạn đọc. Sách dày hơn 200 trang với 22 bút ký viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Là người anh đồng khoa Ngữ văn Tổng hợp Huế lại đồng nghiệp cùng cơ quan hơn 20 năm, nên tôi biết anh trân trọng đứa con đầu lòng của mình như thế nào. Các bút ký được anh viết trong nhiều năm, tập hợp để in thành tập sách như là một "gia tài" của một nhà báo chuyên làm phim tài liệu về đề tài chiến tranh trên vùng đất Quảng Nam.

 Ảnh bìa tập sách
Ảnh bìa tập sách "Năm tháng long lanh" của Nhà báo Duy Hiển.


Một vùng đất mà ở đó, mỗi nhát cuốc hôm nay bổ xuống đã ngời lên những năm tháng lửa đạn, thương đau, ngút ngàn. Đã ngời lên niềm tự hào, tinh thần quật cường của những người con sinh ra lớn lên trên mảnh đất này và cả những người con ưu tú ở mọi miền Tổ quốc chọn Quảng Nam làm nơi tận hiến một đời cho cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xen nhau giữa các bút ký về những tấm gương kiên trung bất khuất là những vùng quê được định danh ở Đất Quảng thân yêu như Trà My, Khánh Thọ, Tứ Mỹ, Long Sơn, Vinh Cường... Ở đó nói một cách hình ảnh là vùng quê của một thời lửa cháy, vùng quê của những con người bình thường, giản dị nhưng sự tận hiến cho cách mạng lại rất kỳ vĩ, lớn lao. Đó chính những huyền thoại đời thường, những bình thường nhưng lấp lánh. Đây cũng là suy nghĩ mà tác giả đã cắt nghĩa vì sao anh đặt tên sách là "Năm tháng long lanh".

Các chân dung rất ấn tượng trong tập sách phải kể đến bút ký "Bên dòng sông La", viết về người bí thư đầu tiên của tỉnh Quảng Nam - Phan Văn Định.  Người con trung hiếu bên dòng sông La, Hà Tĩnh. Là lái xe của viên Công sứ Pháp nhưng lại là ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Quảng Nam. Đó là Trần Văn Tăng quê ở Nghệ An vào xứ Quảng hoạt động cách mạng, từng giữ cương vị Bí thư tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Quảng Nam năm 1929 trong bút ký "Hoa sứ rơi lặng lẽ". Đó là  Bảy Nùng trong bút ký "Trà My một thuở", ông Ba Đen trong bút ký "Lặng thầm dáng núi", AHLLVTND Mười Chấp, nguyên Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ trong "Mười Chấp-người của những giai thoại"...

Đó là những vùng quê mạng, với những cái tên rất thân thuộc ở Quảng Nam thời chống Mỹ. Tứ Mỹ, một làng nhỏ ven sông Quán của xã Kỳ Sanh, nhất tề đứng lên diệt ác trừ gian để trở thành vùng giải phóng đầu tiên ở Quảng Nam nói riêng, khu vực Nam Trung Bộ nói chung, trên quê hương Núi Thành trận đầu diệt Mỹ. Đó là vùng quê Khánh Thọ, xã Tam Thái, H. Phú Ninh. Nơi đây quân thù đã thực hiện những hành vi tra tấn, thủ tiêu tập thể dã man nhất trong lịch sử nhân loại đối với những người yêu nước, những đảng viên cộng sản kiên trung. Có một khúc tưởng niệm Khánh Thọ để thế hệ hôm nay hiểu hơn những vết nhơ tội ác và cũng là bản cáo trạng bằng thép về cuộc chiến phi nghĩa đã kết thúc cách đây gần nửa thế kỷ. Đó còn là những xúc cảm chân thành, sâu lắng của tác giả khi "Trở lại Phú Quốc", "Một giờ với tác gia bút máu", "Chu Cẩm Phong với Vinh Cường"...

Trong chiến tranh ác liệt, trong máu và nước mắt, trong khói lửa đạn bom vẫn long lanh tình đất đất tình người, rất đáng trân quý. Nói như nhà văn Nguyễn Tam Mỹ ở lời giới thiệu: Đọc tập bút ký "Năm tháng long lanh", chúng ta không những hiểu thêm về những mất mát hy sinh trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở xứ Quảng, mà còn hiểu thêm về tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nước của thế hệ cha anh để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay".

Đọc "Năm tháng long lanh" tôi còn có cảm thức về những trăn trở suy tư của người viết với mảnh đất mà mình sinh ra, lớn lên đã thấm quá nhiều máu, nước mắt và cả những hy sinh thầm lặng của bao lớp người đi trước trong đó có những người thân trong gia đình tác giả. Những trang viết như là nghĩa cử tác giả trả nợ quê hương.

Võ Văn Trường
Tam Kỳ ngày 3-7-2020

 

(Dẫn nguồn theo cadn)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.