Hội thi tuyên truyền lưu động năm 2020: Ấn tượng Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 2 đến 9-11, tại tỉnh Tây Ninh, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2020). 25 đội tuyên truyền lưu động của các tỉnh, thành trong cả nước tham gia hội thi. Sau lễ khai mạc diễn ra tại Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh, các đoàn làm lễ xuất quân tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh sau đó chia ra các cụm lưu diễn tại các tỉnh, thành từ ngày 3 đến 8-11.
Tham gia hội thi, mỗi đơn vị xây dựng 1 chương trình văn nghệ tổng hợp (gồm: ca, múa, nhạc, làn điệu dân ca, dân vũ, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc; thời lượng 35 phút) với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, truyền thống yêu nước, ca ngợi những thành tựu của đất nước thời kỳ đổi mới, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền vai trò người tốt-việc tốt, nét đẹp quê hương, đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền. Ngoài chương trình văn nghệ cổ động, các đoàn tham gia hội thi còn trang trí xe tuyên truyền lưu động đẹp, chắc chắn, sử dụng hình ảnh cổ động trực quan theo chủ đề kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa và cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới.
Với chủ đề “Người Tây Nguyên ơn Đảng, ơn Bác Hồ”, đoàn Gia Lai thể hiện quá trình hình thành, phát triển của đất và người Gia Lai từ thuở sơ khai cho đến khi có ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ đưa đường dẫn lối. Các tiết mục: Rừng hát; Tây Nguyên mừng đón thơ Bác; múa Sức sống cao nguyên; Mừng Tây Nguyên thắng trận; Người Tây Nguyên nhớ ơn Bác Hồ và hòa tấu nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên vui ngày hội đã để lại nhiều dấu ấn và nhận được hiệu ứng tích cực đến khán giả và các đội bạn khi mang một sắc màu mới lạ và độc đáo đến với hội thi.
Một tiết mục của đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc 2020. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Một tiết mục của đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc 2020. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Ông Nguyễn Ngọc Long-Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, trưởng đoàn Gia Lai-thông tin: “Hội thi là một hành trình dài đi qua nhiều tỉnh, thành ở khu vực Nam Bộ đã nhận được sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo khán giả. Bên cạnh bám sát chủ đề của hội thi, chương trình nghệ thuật của đoàn Gia Lai đã lồng ghép bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền mang âm hưởng, hơi thở của đại ngàn, thể hiện sức sống mãnh liệt của chàng trai, cô gái miền sơn cước tạo nên vườn hoa đầy hương sắc trong các đêm diễn. Với sự nỗ lực hết mình, tại hội thi lần này, đội tuyên truyền lưu động của tỉnh được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen; cùng với đó là 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc cho các tiết mục văn nghệ, trang trí xe cổ động”.
Đánh giá về chương trình nghệ thuật đoàn Gia Lai, ông Nguyễn Công Trung-Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở-chia sẻ: “Các diễn viên, nghệ sĩ đến từ Gia Lai đã mang đến hội thi những giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền từ lời ca, điệu múa đến phô diễn các loại nhạc cụ truyền thống địa phương vùng đất Tây Nguyên. Trang phục đa dạng, bắt mắt cũng là lợi thế cho các diễn viên trẻ tỏa sáng trên sân khấu. Đặc biệt, tiết mục “Người Tây Nguyên nhớ ơn Bác Hồ” qua phần trình diễn của 2 giọng ca ngọt ngào, sâu lắng Y Shi và Siu H’Blup đã gây ấn tượng mạnh với Ban giám khảo và toàn thể hội thi”.
VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...