Trên 800 nghệ nhân tham gia hội thi hoa phong lan toàn quốc tại Vĩnh Long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức Hội thi hoa phong lan toàn quốc năm 2020 với sự tham gia của trên 800 nghệ nhân đến từ 179 câu lạc bộ, hội lan trong cả nước.
Hàng ngàn chậu hoa lan khắp nơi trên cả nước khoe sắc tại hội thi ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Hàng ngàn chậu hoa lan khắp nơi trên cả nước khoe sắc tại hội thi ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Sáng 8.11, tại Công viên THVL (P.3, TP.Vĩnh Long), Hội sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức Hội thi hoa phong lan toàn quốc năm 2020, thu hút trên 800 nghệ nhân đến từ 179 câu lạc bộ, hội lan của 63 tỉnh, thành tham dự với gần 1.000 tác phẩm.
Hội thi thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. ẢNH: XUÂN PHÚC
Hội thi thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Trương Văn Sáu, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long, cho biết hoa lan được ví như nữ hoàng các loài hoa vì nét đẹp quyến rũ, kiêu sa và quý phái. Nhiều người đam mê đã dành cả cuộc đời để lai tạo, nuôi dưỡng loài hoa này. Chính vì thế, hoa lan có sức cuốn hút và lan tỏa khá nhanh, từ nuôi đơn lẻ đến ươm trồng thành vườn với quy mô hàng héc-ta. Từ trao đổi trong nhóm đến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm đến tăng thu nhập cho người dân, tạo được sân chơi bổ ích. Riêng tại Vĩnh Long, phong trào chơi lan mới nổi lên gần đây nhưng đã có trên 300 hộ sản xuất, kinh doanh và hàng ngàn người tham gia thú chơi tao nhã này. Để kết nối niềm đam mê đó, Hội thi hoa phong lan toàn quốc hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh.
Nghệ nhân Quang Minh (Long An, trái) bên chậu lan Dentro Hổ mang chớp đạt giải đặc biệt. ẢNH: XUÂN PHÚC
Nghệ nhân Quang Minh (Long An, trái) bên chậu lan Dentro Hổ mang chớp đạt giải đặc biệt. ẢNH: XUÂN PHÚC

Hội thi tổ chức trong hai ngày 7 và 8.11, thu hút hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm ngưỡng hoa lan và chụp ảnh. Chị Bùi Ngọc Như Ý (20 tuổi, chủ vườn lan ở Bình Phước) cùng gia đình đến tham quan hội thi năm nay, cho biết nhìn chung hội thi năm nay có nhiều cây hoa to và đẹp, chứng tỏ chủ nhân đã rất kỳ công chăm sóc.

Ban tổ chức trao giải vàng cho các nghệ nhân. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ban tổ chức trao giải vàng cho các nghệ nhân. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Lê Nhị Trí, Phó trưởng Ban giám khảo đánh giá: “Hội thi hoa phong lan lần này quy tụ rất nhiều hoa đẹp ở khắp nơi trong cả nước, đặc biệt nổi bật nhất là giống lan Dentro. Do có quá nhiều tác phẩm xuất sắc nên làm mất thời gian của Ban giám khảo nhất”.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa lan đạt giải vàng, bạc, đồng... tại Hội thi hoa phong lan toàn quốc 2020:

Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải đặc biệt cho chậu lan Dentro Hổ mang chớp của nghệ nhân Quang Minh (Long An); giải vàng loại lan Dentro thuộc về nghệ nhân Phan Lê Huy Cường (Vĩnh Long); giải vàng lan Hài thuộc về nghệ nhân Lê Văn Hoành (Lâm Đồng); giải vàng lan Cattleya thuộc về nghệ nhân Lê Thanh Phương (Bến Tre); giải vàng lan Cattleya xổ (lai) thuộc về nghệ nhân Trần Hữu Thọ (Bến Tre) và giải vàng lan tổng hợp thuộc về vườn lan Tri Túc (Lâm Đồng).

Theo Xuân Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.