Đà Lạt trong truyện ngắn Khuê Việt Trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai cũng có một thời tuổi trẻ để nhớ về, đó là tất cả ước mơ, là hoài bão về tương lai và cả tình yêu ban đầu của thời chập chững bước vào đời. Có một thời rất nhiều chàng trai cô gái Nha Trang tuổi hai mươi đã chọn Đà Lạt làm nơi bắt đầu cho cuộc hành trình mới. Đến thành phố cao nguyên ở độ cao 1.500 m ấy với thông, với cỏ ban đầu chỉ là vì chọn những ngôi trường tốt để học hành, nhưng cũng từ đó đã trở thành những kí ức đẹp đẽ trong cuộc đời của họ. Để rồi nhiều năm tháng qua đi, Đà Lạt trở thành nơi chốn để quay về mỗi khi lòng thấy nhớ.

 


Đà Lạt anh yêu em của nhà văn Khuê Việt Trường đã viết về những năm tháng đẹp đẽ ấy. Những nhân vật trong truyện của ông bước ra từ những hoài niệm về thời thanh xuân của nhiều người. 25 truyện ngắn trong "Đà Lạt anh yêu em" là những chàng Huy, cô Yến có trái tim tinh khôi với những mối tình đầu. Những mối tình nhẹ nhàng nhưng lộng lẫy với đồi thông của Đà Lạt và rực rỡ như những vạt hoa Dã quì lung linh đầy nắng. Tình yêu trong tập truyện "Đà Lạt anh yêu em" đôi lúc cũng lắng đọng về một sự tan vỡ nhưng chỉ để lại nỗi tiếc nhớ mà chỉ một góc đường, một căn nhà gỗ cũ cũng làm cho người ta xao xuyến. 25 truyện ngắn trong "Đà Lạt anh yêu em" không có gai góc của đời thường cũng không có triết lý cao siêu, chỉ có những lời nhẹ nhàng như tâm sự về những rung động đầu đời của những người tuổi trẻ. Đọc "Đà Lạt anh yêu em" còn để biết Đà Lạt có núi Lang Biang với mối tình của một đôi trai gái, Đà Lạt còn có mây mù, có những ngày mưa và có những ngày lạnh buốt làm cho người ta biết nhớ nhung.
 
Văn của Khuê Việt Trường không cầu kì nhưng giàu cảm xúc, đầy nhạc điệu, ông viết giống như đang kể chuyện mình nhưng ai đọc những câu chuyện trong "Đà Lạt anh yêu em" lại thấy chính mình trong đó.
 
"Đà Lạt anh yêu em" như tình yêu và kỉ niệm của một thời thanh xuân nên được nhà văn chăm chút từ bản thảo đến khâu in ấn. Bìa sách là tác phẩm đầu tay của đứa cháu ngoại 10 tuổi, mọi thứ về giấy về chữ in thì bạn thân lo liệu, tâp truyện vì vậy đẹp thêm nhờ tình thương yêu.
 
Đây là tác phẩm thứ 13 của nhà văn Khuê Việt Trường gom lại những truyện ngắn ông đã viết về Đà Lạt, có mình, có bạn, có cả những người chỉ gặp thoáng qua trong dọc đường viết văn của mình và có khi chỉ là những điều mới nghĩ đến từ những chuyến đi phượt từ Nha Trang về thành phố sương mù ấy. Điều này làm cho 25 truyện ngắn mới trong "Đà Lạt anh yêu em" trở nên gần gũi và thân quen với người đọc, nhiều hơn bất kì những truyện mà chúng ta đã đọc qua.

 

"Đà Lạt anh yêu em" do Văn Tuyển phát hành năm 2021, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, gồm 25 truyện ngắn viết về tất cả các nơi chốn ở Đà Lạt với giọng văn như thủ thỉ, như tâm sự của Khuê Việt Trường với các truyện: Mây chiều Phương Bối, Phải qua Đơn Dương mới thấy hoa dã quỳ, Trên nóc nhà thờ có một con gà, Đợi em lớn có được không...

http://www.baolamdong.vn/vhnt/202107/da-lat-trong-truyen-ngan-khue-viet-truong-3064349/

 

Theo LƯU CẨM VÂN (baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…