Ra mắt hai tác phẩm cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà xuất bản (NXB) Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa cho ra mắt hai cuốn sách mới của cố nhà văn, tác giả Lê Văn Nghĩa: “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”, “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng”. Đây cũng là hai tác phẩm cuối cùng của nhà văn khi ông vừa qua đời vào tối ngày 25/7, thọ 69 tuổi.

“Người bán nụ cười” là cách mọi người hay gọi nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa, bởi phong cách viết trào phúng của ông đã định hình trong tâm trí bạn đọc Báo Tuổi Trẻ Cười với những cái tên nhân vật đạt độ điển hình: Hai Cù Nèo, Điệp viên Không Không Thấy, Đại Văn Mỗ, Hoa hậu phường Cây Mít, Linda Kiều…

Tiếp theo tập “Chuyện chán phèo”, hai tập sách trào phúng “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”; “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng” được tác giả xâu chuỗi, bổ sung đầy đặn sau mấy chục năm vừa làm công việc tổ chức bài vở, vừa là cây bút chủ lực trên các chuyên mục được bạn đọc Tuổi Trẻ Cười đón đợi.

Có thể nói, 34 mẩu chuyện trong tập “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ” cùng 36 mẩu chuyện trong tập “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng” đều mang dáng dấp các “thói hư tật xấu” của một ai đó trong cuộc đời này.

Nếu như ở “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”, người đọc bật ngửa và phì cười vì những tình huống “phá án” trong “Đường dây phim sex”, “Nghiệp vụ ngửi mùi hương”, “Điệp vụ mò đường”, “Lộ tẩy”, “Nhà sưu tập tranh”…; thì đến “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng”, ngòi bút trào phúng và duyên dáng của Lê Văn Nghĩa cho chúng ta thấy những màn “nhập đồng”, làm ra “thơ thần” chỉ toàn là trò lừa, chiêu đánh bóng bản thân qua “Ai là nhân tài?”, “Đấu giá chữ ký”, “Thần chú”, “Những người không thích đùa”, “‘Mê tốt’ mới”…

Mạch trào phúng của Lê Văn Nghĩa khắc dấu ấn mấy chục năm qua bằng sự ra đời, “phá án” của điệp viên Không Không Thấy. Nhân vật này lừng danh đến độ được chuyển thể, mượn tên thành nhân vật trong bộ phim do danh hài Mr Bean thủ diễn chiếu khắp các rạp tại Việt Nam mà “quên” xin phép “cha đẻ” của nó.

Cũng may Lê Văn Nghĩa nói: “Thây kệ nó!” bằng đúng giọng trào phúng và sự vị tha của cây bút làng cười. Với tính cách đó, văn phong đó, hóa ra, ông nhà văn có cái “mặt sầu” Lê Văn Nghĩa không chỉ là “người bán nụ cười”, mà ông còn “cho không nụ cười”.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa sinh ngày 20/5/1953 tại tỉnh Chợ Lớn. Ông thuộc thế hệ thanh niên học sinh Sài Gòn trưởng thành trong phong trào đấu tranh đô thị trước năm 1975. Ông từng xuống đường lãnh đạo thanh niên, học sinh đấu tranh trực diện với cảnh sát, từng bị bắt, trải qua một số nhà tù giam của chế độ Việt Nam Cộng hòa, kể cả ở Côn Đảo.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhà văn Lê Văn Nghĩa thuộc thế hệ làm báo đầu tiên của báo Tuổi Trẻ, cùng với làng báo TP Hồ Chí Minh lúc bấy giờ góp phần xây dựng đời sống mới. Ông làm việc tại báo Tuổi Trẻ từ năm 1975 đến năm 2015. Ông vừa qua đời lúc 22 giờ 25 phút ngày 25/7, sau thời gian bệnh nặng.

Trong thời gian chống chọi với bạo bệnh, ông vẫn cố gắng để hoàn thành bản thảo và cùng với NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh cho ra được 2 tác phẩm cuối cùng này để gửi đến bạn đọc như một lời chia tay khi ông "rời xa cõi tạm".

 

Theo MẠNH HẢO (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.