Triển lãm trực tuyến Tết Trung thu và Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 20/9 đến 31/12, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm trực tuyến “Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021” và “Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ”.

 

Một bức tranh trong Triển lãm trực tuyến Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021.
Một bức tranh trong Triển lãm trực tuyến Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021.


Triển lãm Giải thưởng Mỹ thuật Thiếu nhi Việt Nam năm 2021 dành cho các em thiếu nhi từ 5 đến 15 tuổi, được tổ chức định kỳ 2 năm/lần.

Sau gần 3 tháng phát động, ban tổ chức nhận được hơn 5.000 tác phẩm tham gia, thể hiện sinh động các chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, tình yêu của thiếu nhi với Bác Hồ, với ông bà, cha mẹ, gia đình, về bảo vệ môi trường, công tác phòng, chống dịch Covid-19, mong ước thế giới hòa bình, hạnh phúc.

Ban tổ chức chọn 409 tác phẩm trưng bày triển lãm, trao 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba, 20 giải Khuyến khích và 10 giải tập thể.

Triển lãm “Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ” giới thiệu khái quát nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu, trưng bày hình ảnh Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng, thư chúc Tết, thơ của Bác gửi các cháu nhân dịp Tết Trung thu, giới thiệu làng nghề và nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống.

Triển lãm còn giới thiệu hình ảnh Tết Trung thu Việt Nam và một số nước châu Á, những bức ảnh ngày Tết Trung thu được chụp đầu thế kỷ 20 và hình ảnh thiếu nhi ở nông thôn, vùng cao, biên giới, hải đảo… vui Tết. Các đồ chơi trung thu truyền thống như: đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, trống ếch, trống lắc tay, mặt nạ giấy bồi, tàu thủy sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đầu sư tử, tò he, thỏ đánh trống, diều sáo, chuồn chuồn tre… được thể hiện với hình thức nghệ thuật sắp đặt.

Trên nền tảng trực tuyến tại địa chỉ website: http://ape.gov.vnhttp://trienlamvhnt.vn, triển lãm giới thiệu 120 bức tranh do các em thiếu nhi vẽ với chủ đề “Vững tin Việt Nam” nhằm động viên, cổ vũ, thể hiện lòng biết ơn đối với các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid -19. Triển lãm còn trưng bày ứng dụng công nghệ sáng tạo “Cùng các em trải nghiệm và tìm hiểu về Trung thu”, giới thiệu Robot thông minh – Robot trí tuệ nhân tạo Việt Nam thông qua hoạt động giao tiếp, kể chuyện, giải toán, đọc thơ...

 

https://nhandan.vn/dong-chay/trien-lam-truc-tuyen-tet-trung-thu-va-giai-thuong-my-thuat-thieu-nhi-665234/

Theo NGỌC LIÊN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.