Pleiku đề nghị hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp ở vùng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-9, UBND TP. Pleiku có Công văn số 3306/UBND-VP về việc tạo điều kiện cho công dân sinh sống trên địa bàn thành phố được lưu thông qua các chốt kiểm soát của các huyện lân cận.

 Kiểm soát chốt liên phường Yên Đổ với huyện Ia Grai (đầu cầu treo Phan Đình Phùng, phường Yên Đổ, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Chốt kiểm soát phòng-chống dịch phường Yên Đổ (đầu cầu treo Phan Đình Phùng, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) giáp ranh với huyện Ia Grai. Ảnh: Bá Bính

Hiện nay, một số công dân trên địa bàn TP. Pleiku có đất, rẫy canh tác, sản xuất nông nghiệp tại các địa phương giáp ranh với thành phố. Để thuận tiện cho người dân được canh tác, sản xuất nông nghiệp không bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống Nhân dân trong điều kiện dịch Covid-19; UBND TP. Pleiku có ý kiến như sau:

Đề nghị UBND các huyện: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Păh tạo điện cho công dân sinh sống trên địa bàn TP. Pleiku được lưu thông qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 của các huyện tại các vị trí giáp ranh giữa thành phố và các huyện để canh tác và sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình lưu thông qua các chốt kiểm soát, công dân TP. Pleiku xuất trình đầy đủ giấy tờ có xác nhận của địa phương khi lưu thông qua chốt kiểm dịch (có lộ trình công dân đi qua); chấp hành các quy định phòng-chống dịch theo nguyên tắc 5K, xuất trình các giấy tờ cá nhân (chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước) và công dân chỉ đi đến nơi có đất, rẫy trên địa bàn huyện theo lộ trình cụ thể để canh tác, sản xuất nông nghiệp theo phương thức: “Một cung đường, hai điểm đến”.

 Yêu cầu UBND các xã, phường thuộc TP. Pleiku quản lý chặt chẽ việc cấp giấy xác nhận lưu thông cho công dân trên địa bàn, chỉ giải quyết các trường hợp cần thiết để lưu thông qua các chốt kiểm soát. Quá trình lưu thông đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về công tác phòng-chống dịch Covid-19, khai báo lịch trình đi làm cụ thể tại xã, phường để phục vụ truy vết khi cần thiết.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.