Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi toàn tỉnh Gia Lai: Sôi nổi, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 5-11, tại TP. Pleiku, Hội Nông dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi lần thứ X, giai đoạn 2017-2019. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 100 tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi toàn tỉnh.
Nhiều cá nhân, tập thể điển hình
Theo báo cáo tại hội nghị, giai đoạn 2017-2019, toàn tỉnh có 62.510 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, tăng 6.356 hộ so với giai đoạn 2014-2016. Trong số này có 300 hộ thu nhập bình quân hàng năm trên 1 tỷ đồng; 4.076 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; 10.486 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; 22.197 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; 25.451 hộ thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
Một trong những điển hình của phong trào là chị Phạm Thị Lý (tổ dân phố 7, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro). Có 5 ha đất sản xuất, chị đã đầu tư trồng 2 ha bắp lai, 2 ha bí đỏ, 1 ha ớt, đem lại thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mỗi năm, chị còn có nguồn lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng từ nghề thu mua nông sản. “Nhờ quyết tâm, dám nghĩ dám làm nên tôi mới có được kết quả như hiện tại. Tôi cũng sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trồng trọt cho nông dân có nhu cầu trong vùng để cùng nhau phát triển kinh tế”-chị Lý chia sẻ.
Các tập thể điển hình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: T.B
Các tập thể điển hình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: T.B
Ông Huỳnh Văn Ánh (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) cũng là một tấm gương SXKD giỏi với thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Năm 2008, thấy cây hồ tiêu cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác, ông Ánh đã vay mượn để trồng 2.000 trụ. Mở rộng dần diện tích canh tác, đến nay, ông đã có hơn 3.000 trụ hồ tiêu, thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm. Đồng thời, ông còn đầu tư chăn nuôi đàn dê 80 con, mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. 
Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cấp Hội Nông dân, nhiều hộ hội viên nông dân SXKD giỏi đã thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn; tích cực tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả SXKD. Trong giai đoạn 2017-2019, các cấp Hội đã trực tiếp cũng như phối hợp với ngành chức năng vận động, hướng dẫn thành lập được 132 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên 230. Trong số này, tiêu biểu về hiệu quả hoạt động là Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An 1 (thôn Tú Thủy, xã Tú An, thị xã An Khê) với 52 thành viên. Hợp tác xã này chuyên trồng các loại rau thủy canh với diện tích 500 m2, đạt sản lượng 600 kg rau/tháng, bán ra thị trường với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, Hợp tác xã thu lợi khoảng 120 triệu đồng/năm. Hợp tác xã cũng phối hợp trồng cây cà gai leo với tổng diện tích 1,9 ha, bình quân mỗi năm cho thu 3 vụ, mỗi vụ được 1,9 tấn khô, giá bán dao động 50.000-60.000 đồng/kg. Ngoài ra, Hợp tác xã còn ươm trồng được 4.000 m2 cây măng tây, sản lượng thu hoạch đạt 1,2 tấn/tháng, lợi nhuận trung bình 680 triệu đồng/năm...
Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2017-2019, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển SXKD. Cụ thể, Hội đã phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất. Trong hơn 2 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức trên 1.420 buổi tập huấn với gần 78.690 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia. Các cấp Hội cũng đã phối hợp với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, các trường dạy nghề tổ chức 268 lớp dạy nghề cho hơn 10.610 lượt hội viên, nông dân. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân được hơn 28,2 tỷ đồng, giúp 1.719 hộ nông dân vay vốn phát triển SXKD. Đặc biệt, Hội đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tham gia các gian hàng trưng bày sản phẩm tại các phiên chợ nông sản, lễ hội. Hội Nông dân tỉnh cũng đã đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương, các tổ liên kết, tổ hợp tác đi tham gia hội chợ tại các tỉnh: Vĩnh Long, Long An, TP. Hồ Chí Minh…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của Hội Nông dân thị xã An Khê. Ảnh: Thủy Bình
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của Hội Nông dân thị xã An Khê. Ảnh: Thủy Bình
Tại hội nghị, 17 tập thể và 83 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2019 đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã khuyến khích, động viên các hộ nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Hàng năm, các hộ SXKD giỏi các cấp đã giúp đỡ hơn 312.550 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về vốn, cây giống, vật tư nông nghiệp… Các hộ nông dân SXKD giỏi cũng đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 693.000 lao động với thu nhập bình quân 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Minh Trưởng-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-khẳng định: Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi trong thời gian qua đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao…
“Trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, chuyển nhanh, mạnh từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; từ kinh tế hộ nhỏ lẻ sang liên kết hợp tác theo chuỗi; từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm sang công nghệ tiên tiến. Qua đó, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương”-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.