Phát hiện loài cá cóc hiếm ở Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu và khảo sát lưỡng cư lần đầu tiên phát hiện cá cóc có cạnh đầu lớn với các mụn sần dọc sống lưng màu cam tại núi Ngọc Linh.

Cá cóc ngọc linh (hay cá cóc sần ngọc linh), có tên khoa học Tylototriton ngoclinhensis, được các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư Việt Nam và Đức phát hiện ở núi Ngọc Linh, KonTum. Công trình vừa đăng trên tạp chí Zookeys ngày 3/7, cho thấy khám phá mới về loài lưỡng cư thuộc bộ lưỡng cư có đuôi Caudata ở Việt Nam.

Theo công bố, cá cóc ngọc linh có kích thước trung bình, có cạnh đầu lớn, mang tai nổi bật và sống lưng màu cam, cùng 14 mụn cóc tuyến lớn và khác biệt ở lưng. Bên cạnh màu sắc sặc sỡ, đây là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên (ở độ cao 1.800 m). Trước đây các loài cá cóc được phát hiện chỉ phân bố ở độ cao từ 250 m đến 1.740 m.

Cá cóc ngọc linh được các nhà nghiên cứu phát hiện. Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Cá cóc ngọc linh được các nhà nghiên cứu phát hiện. Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Nhà nghiên cứu bò sát và lưỡng cư Phùng Mỹ Trung, đồng tác giả, cho biết tại Việt Nam đã phát hiện 6 loài cá cóc và quần thể loài này chỉ tìm thấy ở miền Bắc đến Nghệ An. Công bố mới giúp các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư trong tương lai phát hiện thêm những loài cá cóc mới khác ở dải miền Trung từ Quảng Bình đến Kon Tum.

"Loài mới nằm cách quần thể cá cóc Tylototriton gần nhất khoảng 370 km, mang ý nghĩa khám phá quan trọng về mặt tiến hóa và địa lý động vật học", ông cho hay.

Ông Trung cho biết, cá thể non được tìm thấy lần đầu vào năm 2018. Nhưng phải mất 4 năm tìm kiếm và khảo sát các vực sâu núi cao, nhóm nghiên cứu mới phát hiện "ổ sinh thái và bắt được mẫu mới".

Các nhà nghiên cứu cho biết loài mới cho khoa học dựa trên bằng chứng khác biệt về hình thái và di truyền. Theo PGS.TS Nguyễn Thiên Tạo, Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giải mã đoạn gene ND2 cho thấy có sự khác biệt với loài gần nhất là T. panhai ở Thái Lan 6,77%. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu, thu thập thêm dữ liệu để hiểu biết thêm về loài mới.

"Chúng tôi tiến hành các nghiên cứu về sinh học sinh thái, sinh sản và sinh trưởng phát triển của nòng nọc quần thể loài mới này ngoài tự nhiên cũng như giải mã toàn bộ hệ gene của chúng", PGS Tạo nói.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.