Phát hiện bí mật khác thường từ 90 triệu năm trước ở Nam cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Nam cực vừa có một khám phá "rất khác thường" có niên đại từ 90 triệu năm trước khi khủng long lang thang khắp lục địa băng giá, theo Express.
 
Dấu tính hóa thạch các nhà khoa học phát hiện được ở Tây Nam Cực
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London đã khoan 30 m dưới lớp băng ở Tây Nam Cực và kinh ngạc phát hiện các hài cốt hóa thạch có niên đại 90 triệu năm. 
Phân tích của họ về rễ cây, phấn hoa và bào tử được bảo tồn cho thấy khu vực này vào thời điểm 90 triệu năm trước ấm hơn rất nhiều so với suy nghĩ trước đây. Được dẫn dắt bởi các nhà địa chất học từ Viện Alfred Wegener ở Đức, công trình của họ cho thấy nhiệt độ trung bình mùa hè trong môi trường kỷ Phấn trắng này thường là 20 độ C.
 
Tây Nam Cực từng tồn tại khu rừng nhiệt đới cách đây 90 triệu năm
Phát hiện của họ, được công bố trên tạp chí Nature online, cho thấy Nam Cực từng có một khu rừng nhiệt đới rậm rạp tươi tốt.
Trong một video thông báo về phát hiện được công bố vào đầu tháng này, các nhà khoa học đã tiết lộ rễ cây hóa thạch được bảo tồn sâu dưới đại dương kể từ thời khủng long cho thấy nơi lạnh giá này từng có một khu rừng tươi tốt.
Nhà nghiên cứu Johann Johann Klages và nhóm của ông cho biết, 90 triệu năm trước là một trong những thời kỳ ấm nhất trong lịch sử Trái đất, với mức độ carbon dioxide cao hơn nhiều lần so với hiện nay. Tiến sĩ Klages cũng nhấn mạnh rằng có khả năng khủng long đã lang thang khắp lục địa này vào 90 triệu năm trước.
Minh Nhật (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm