Nồng độ chất sắt trong máu làm chậm lão hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh (Anh) và Viện Sinh học lão hóa Max Planck (Đức) xác định được các gien có liên quan lão hóa.

Duy trì hàm lượng chất sắt lành mạnh trong máu có thể là chìa khóa để sống thọ ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Duy trì hàm lượng chất sắt lành mạnh trong máu có thể là chìa khóa để sống thọ ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu các gien này có thể giúp giải thích tại sao một số người lão hóa ở các tỷ lệ khác với những người khác, theo Hãng tin ANI.

Sử dụng dữ liệu gien từ hơn một triệu người, các chuyên gia thấy rằng duy trì hàm lượng chất sắt lành mạnh trong máu có thể là chìa khóa để sống thọ.
Các gien liên quan đến chuyển hóa chất sắt trong máu chịu trách nhiệm một phần cho cuộc sống lâu dài khỏe mạnh.
Chất sắt trong máu bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và nồng độ cao hay thấp bất thường của chất sắt đều dính líu các tình trạng liên quan tuổi tác như bệnh Parkinson (dạng bệnh liệt rung), bệnh gan và suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể ở tuổi già.
Giới chuyên gia cho biết những phát hiện này có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các loại thuốc nhằm giảm các bệnh liên quan đến tuổi tác, kéo dài những năm sống khỏe mạnh và tăng cơ hội sống đến tuổi già mà không mắc bệnh.
Theo Mai Duyên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.