Nông dân Ia Blứ đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, Gia Lai) có gần 1.200 ha hồ tiêu bị chết do khô hạn, dịch bệnh. Để vượt qua khó khăn, nhiều hộ nông dân nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và bước đầu đạt kết quả khả quan.
 

Mô hình nuôi dê của gia đình anh Nguyễn Long đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Thu
Mô hình nuôi dê của gia đình anh Nguyễn Long đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Thu

Cách đây vài năm, vườn hồ tiêu của gia đình anh Trần Văn Thăng (thôn Lương Hà) bỗng nhiên đổ bệnh rồi chết hàng loạt. Đang bối rối không biết chuyển đổi trồng cây gì trên diện tích này thì một lần xem ti vi, anh Thăng thấy người ta trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn nguyên liệu lại đơn giản, dễ tìm. Vậy là anh quyết định chuyển sang trồng nấm. Sau đó, anh tìm đến các trang trại nấm trong và ngoài huyện, lên mạng internet để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm. Qua một vài lần thất bại nhưng không nản chí, cuối cùng anh Thăng cũng đã thành công với nghề trồng nấm. Từ chỗ chỉ trồng nấm bào ngư, gia đình anh đã trồng thêm nấm linh chi, nấm mèo và nấm rơm. Hiện tại, trại nấm của gia đình anh đã mở rộng lên trên 700 m2, trồng khoảng 110.000 bịch nấm các loại.
 

Anh Thăng chia sẻ: “Hiện nay, ngoài bán nấm thương phẩm, tôi còn tự sản xuất phôi nấm để bán cho các hộ có nhu cầu. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng giải quyết việc làm cho 3-5 lao động tại địa phương”.
 

Tương tự, sau khi vườn hồ tiêu của gia đình bị chết hàng loạt, anh Nguyễn Long (thôn Thủy Phú) đã xây dựng trang trại nuôi dê. Ngoài tận dụng nguồn thức ăn sẵn có là cây keo, anh còn trồng 4 sào cỏ để chăn nuôi dê. “Mới đầu, tôi nuôi 30 con dê. Sau đó, thấy dê phát triển nhanh, nuôi cũng không mấy vất vả nên tôi quyết định mở rộng quy mô để tăng thu nhập. Đến nay, đàn dê của gia đình tôi đã phát triển lên 130 con. Hàng tháng, ngoài tiêu thụ trong tỉnh, tôi đều có dê xuất bán ra Huế, Hà Nội”-anh Long cho hay.
 

Ngoài 2 trường hợp trên, tại xã Ia Blứ, thời gian qua, nhiều hộ nông dân cũng đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả cao. Điển hình như mô hình trồng dâu nuôi tằm của hộ anh Lê Văn Khoa (thôn Lương Hà), mô hình trồng mít Thái xen sầu riêng của hộ ông Trần Đình Trọng (thôn Thiên An) hay một số mô hình trồng chanh dây, cây dược liệu… Thành công của các mô hình này đã mở ra hướng đi mới cho các hộ nông dân trên địa bàn xã trong hoàn cảnh cây hồ tiêu chết hàng loạt.
 

Ông Lê Quang Vang-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ-cho biết: “Hiệu quả thực tế đem lại đã chứng minh việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hướng đi đúng đắn. Trong giai đoạn 2019-2020, xã sẽ chuyển đổi 358 ha hồ tiêu bị chết sang trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu, trồng dâu nuôi tằm, trồng cỏ; chuyển đổi 63,1 ha đất đồi sản xuất không hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi; phát triển 2 trang trại chăn nuôi heo rừng lai tập trung với quy mô 200-300 con/trang trại. Đồng thời, định hướng đến năm 2025, xã Ia Blứ sẽ chuyển đổi toàn bộ 830,6 ha hồ tiêu bị chết sang trồng cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu…”.
 

Để nông dân xã Ia Blứ nói riêng và toàn huyện nói chung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện Chư Pưh cũng đã có kế hoạch hỗ trợ. Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-khẳng định: “Huyện sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ xã Ia Blứ phát triển các mô hình đang sản xuất có hiệu quả; đồng thời, tổ chức cho nông dân các xã khác trên địa bàn huyện đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình này để áp dụng tại gia đình mình. Trên cơ sở phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, huyện tiếp tục hỗ trợ nông dân kết nối cung-cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.