Nỗ lực giữ "lá phổi" xanh cho Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được ví như “lá phổi” xanh của Tây Nguyên. Trong những tháng mùa khô hiện nay, nhất là trong dịp Tết vừa qua, các cán bộ, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô xuyên Tết bám địa bàn, ngày đêm xuyên rừng, vượt núi, băng sông để quản lý, bảo vệ những diện tích rừng và động vật rừng quý hiếm ở đây.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích 26.800 ha nằm trải dài trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai và Phú Yên.
Trong những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã nỗ lực bảo tồn nguyên vẹn sinh cảnh tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái rừng nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đại ngàn Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng sinh thái được xếp hạng ưu tiên bảo tồn; bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng đặc hữu quý hiếm, nhất là các loài thú móng guốc cỡ lớn đặc biệt quý hiếm phân bổ tập trung nhất của Việt Nam hiện nay như bò rừng, bò tót… đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhằm góp phần duy trì, bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái, phát huy vai trò giữ, điều tiết nguồn nước cho lưu vực đầu nguồn nhiều con sông, suối lớn… ở Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
Dưới đây là những hình ảnh về sinh cảnh tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và những nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trong những ngày mùa khô Tây Nguyên hiện nay của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô:

Hiện nay, khi diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp thì tại Khu Bảo tồn thiên nhiên vẫn còn nhiều loại gỗ quý hiếm như Giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, căm xe…
Hiện nay, khi diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp thì tại Khu Bảo tồn thiên nhiên vẫn còn nhiều loại gỗ quý hiếm như Giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, căm xe…

Một cây gỗ Giáng hương hàng trăm năm tuổi quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Một cây gỗ Giáng hương hàng trăm năm tuổi quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Các loại gỗ quý hiếm này luôn được lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ngày đêm canh giữ, kể cả ngày Tết, ngày nghỉ lễ.
Các loại gỗ quý hiếm này luôn được lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ngày đêm canh giữ, kể cả ngày Tết, ngày nghỉ lễ.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên hiện nay, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Ea Sô ngày đêm bám sát địa bàn vừa bảo vệ, ngăn chặn các đối tượng phá rừng, vừa phòng, chống cháy rừng.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên hiện nay, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Ea Sô ngày đêm bám sát địa bàn vừa bảo vệ, ngăn chặn các đối tượng phá rừng, vừa phòng, chống cháy rừng.

Do địa hình phức tạp nên trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô chỉ có một số khu vực là tuần tra được bằng xe gắn máy…
Do địa hình phức tạp nên trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô chỉ có một số khu vực là tuần tra được bằng xe gắn máy…

... còn lại phần lớn địa hình là đi bộ lội rừng và vượt suối để bảo vệ rừng.
... còn lại phần lớn địa hình là đi bộ lội rừng và vượt suối để bảo vệ rừng.

Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, nhiều chòi canh gác được dựng lên phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, nhiều chòi canh gác được dựng lên phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

Với sự nỗ lực của cán bộ, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô không chỉ bảo vệ “lá phổi” xanh cho Tây Nguyên…
Với sự nỗ lực của cán bộ, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô không chỉ bảo vệ “lá phổi” xanh cho Tây Nguyên…

... mà còn góp phần duy trì, bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái, phát huy vai trò giữ, điều tiết nguồn nước cho lưu vực đầu nguồn nhiều con sông, suối lớn… ở Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
... mà còn góp phần duy trì, bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái, phát huy vai trò giữ, điều tiết nguồn nước cho lưu vực đầu nguồn nhiều con sông, suối lớn… ở Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
CÔNG LÝ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.