Những phương thức xét tuyển nào sẽ 'biến mất' trong năm 2025?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025. Như vậy, so với năm ngoái, Bộ GD&ĐT loại bỏ 4 phương thức.

Tại dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT công bố danh mục 17 phương thức xét tuyển (do Bộ quy định).

So với năm ngoái, Bộ giảm 4 phương thức, gồm: xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án và các phương thức khác (mã 301); xét tuyển thẳng theo đề án của cơ sở đào tạo (mã 302); kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển (mã 408), kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển (mã 412).

Đồng thời, bổ sung 1 phương thức sử dụng chứng chỉ quốc tế SAT hoặc chứng chỉ quốc tế khác đủ điều kiện để xét tuyển (mã 415).

17 phương thức xét tuyển dự kiến năm 2025 cụ thể như sau:

STT

Tên phương thức xét tuyển
1
100
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT
2
200
Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)
3
301
Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế
4
401
Xét điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức
5
402
Xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển
6
403
Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức để xét tuyển
7
404
Sử dụng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển
8
405
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển
9
406
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển
10
407
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển
11
409
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển
12
410
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển
13
411
Xét thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài
14
413
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển
15
414
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển
16
415
Sử dụng chứng chỉ quốc tế SAT hoặc chứng chỉ quốc tế khác đủ điều kiện để xét tuyển
17
500
Sử dụng phương thức khác

Theo công bố của Bộ GD&ĐT, năm 2024, có 52,18 % số thí sinh trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, gần 27,86% thí sinh trúng tuyển bằng học bạ. Số còn lại trúng tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: 3,36%; xét tuyển kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác; các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức): 1,121%.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2025, các cơ sở giáo dục đại học phải có phương án quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển về thang chung.

Theo dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển cần có căn cứ khoa học và thực tiễn bao gồm các thông tin như: dữ liệu thống kê, phân tích kết quả học tập của sinh viên đã trúng tuyển theo các tổ hợp, điểm thi tốt nghiệp THPT hằng năm; thông tin công bố phổ điểm chi tiết của các cơ sở đào tạo tổ chức thi, điểm kết quả học tập (nếu cơ sở đào tạo dùng kết quả xét tuyển).

Bên cạnh đó, quy tắc/công thức quy đổi phải đơn giản, dễ hiểu và thuận lợi cho việc áp dụng. Các trường sử dụng dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc dữ liệu kết quả học tập bậc THPT) làm gốc để xây dựng quy tắc quy đổi.

Đồng thời, các trường căn cứ dữ liệu thống kê, phân tích kết quả học tập của sinh viên đã trúng tuyển theo các tổ hợp các năm trước.

Cụ thể, thống kê số lượng thí sinh trúng tuyển theo từng phương thức xét tuyển tối thiểu 2 năm trước liền kề; kết quả học tập của từng sinh viên này tại cơ sở đào tạo.

Theo Đỗ Hợp (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.