Nhiều "đại gia" chung tay gỡ khó cho hạt cà phê Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng là cây làm giàu cho người nông dân, nhưng những năm gần đây năng suất và chất lượng cà phê đều suy giảm dẫn đến giá trị hạt cà phê không tương xứng với công sức mà người nông dân bỏ ra. Giải pháp tái canh cà phê được đưa ra với sự tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Tái canh còn hạn chế
Qua thời gian sinh trưởng, tỉ lệ cây cà phê ở Việt Nam (chủ yếu là ở Tây Nguyên) ngày càng già cỗi. Theo thống kê từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), hiện nay bên cạnh diện tích khoảng 30% cà phê già cỗi (trên 20 năm, nhiều diện tích chỉ cho năng suất khoảng 1,5 tấn/ha), vẫn còn có trên 40 nghìn ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém.
Bên cạnh đó, 93% cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu vẫn là các giống thực sinh cũ, chất lượng kém, không thể thích ứng với những diễn biến khắc nghiệt của biến đổi khí hậu và dịch bệnh.
“Chính những lý do này đã, đang và ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất thu hoạch của người trồng cà phê. Việc thực hiện tái canh cũng gặp nhiều trở ngại, chủ yếu do người nông dân thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật tái canh, phòng trừ sâu bệnh lẫn khả năng tiếp cận nguồn vốn. Người dân chần chừ trong việc tái canh còn vì phải mất đến 3-4 năm không có thu hoạch từ cây cà phê, do đó đời sống người nông dân khó khăn do không có thu nhập nào khác”, chuyên gia cà phê Huỳnh Quốc Thích, nguyên Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk, nhận định.
 
Theo các chuyên gia, sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm mỗi năm khoảng 300 ngàn tấn trong 5-10 năm tới theo kế hoạch tái canh của Bộ NNPTNT. Ảnh: Phụng Anh
Từ năm 2017, cùng với Vinacafe Biên Hòa, Công ty CP phân bón Bình Điền đã ký kết chương trình “Hỗ trợ Phát triển Cà phê Buôn Ma Thuột”. Chương trình được thực hiện trong 5 năm và ngân sách mà 2 công ty cam kết hỗ trợ cho việc triển khai chương trình trong giai đoạn đầu là 1 tỷ đồng.
Để thực hiện, hai công ty cùng đơn vị quản lý là Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã tiến hành các bước khảo sát, đánh giá và xây dựng vùng sản xuất cà phê chất lượng theo chuỗi và năng suất cao tại xã EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột.
Các hoạt động chính của chương trình được xây dựng trên cơ sở bám sát nhu cầu cấp thiết và những thách thức ngày càng gia tăng của ngành sản xuất và canh tác cà phê tại tỉnh Đắk Lắk. Đó là các vấn đề cấp thiết liên quan đến chất lượng hạt cà phê và làm sao gom các hộ nông đang canh tác nhỏ lẻ trở thành một vùng canh tác tập trung theo chuẩn để ổn định năng suất, chất lượng.
Ông Võ Văn Phu, Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: “Hai năm qua, chúng tôi đã tập hợp được các hộ đang canh tác nhỏ lẻ thành một vùng canh tác tập trung, để nâng cao năng suất cho 06 thôn và 06 buôn tại EaTu,TP. Buôn Ma Thuột".
"Hiện nay, do Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, nên với các mô hình trong chương trình, Bình Điền sẽ hướng vào mục tiêu là canh tác bền vững, sử dụng quy trình bón giảm lượng phân hóa học, gia tăng phân hữu cơ và các giải pháp kỹ thuật canh tác tối ưu nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho người sản xuất trong việc nâng cao chuỗi giá trị cà phê mang thương hiệu Buôn Mê Thuộc – cà phê Việt Nam” - ông Phu nói. 
Doanh nghiệp cùng gỡ khó
Chị Hruih Eban ở buôn Ko Tam, EaTu đã tham gia 5.000m2 vườn trồng cà phê (gồm 500 gốc cà phê) làm mô hình mẫu trong chương trình hỗ trợ tái canh cây cà phê của Bình Điền, Vinacafé Biên Hòa và Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Chị cho biết, thông qua chương trình chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông cũng như cây giống, phân bón hỗ trợ 100% từ Bình Điền, tốc độ cây phát triển nhanh hơn. Trước trồng 4 năm mới thu hoạch, giờ chỉ còn 3 năm. Lại bớt công lao động nhờ hệ thống tưới, bón phân tự động, tiết kiệm nước tưới.
 
Cán bộ Công ty Bình Điền đang trao đổi với nông dân trong chương trình hỗ trợ tái canh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Phụng Anh.
“Có hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước này chúng tôi mừng lắm vì mùa khô ở đây ưa hạn hán, thiếu nước tưới trầm trọng. Mà đầu tư hệ thống này đâu có rẻ, 60 triệu đồng cho 1ha, chưa tính các chi phí phân bón, cây giống. Và 3 - 4 năm đầu không có thu nhập do cây chưa trưởng thành, chưa có thu hoạch. Nên chúng tôi muốn tái canh vườn cà phê nhà mình lắm nhưng bao năm qua có làm được đâu”, chị Hruih Eban giải thích.
Tương tự, dự án Nescafe Plan cũng là chương trình hợp tác công - tư giữa Công ty Nestlé Việt Nam, Bộ NNPTNT, Viện nghiên cứu và các cơ quan khuyến nông địa phương tại 5 tỉnh Tây Nguyên, được thực hiện từ năm 2011 đến nay.
Theo đó, dự án đã góp phần cải tạo 20.000ha diện tích cà phê già cỗi, phân phối hơn 27 triệu cây giống cho nông dân; tập huấn và đào tạo cho hơn 200.000 nông dân về canh tác bền vững; giúp hơn 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, nâng cao chất lượng và sản lượng cà phê, tăng 30% thu nhập cho người nông dân.
Ông Ngô Nhân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk cho biết, khi tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân tái canh, trung tâm cũng hướng dẫn nông dân trồng xen sầu riêng, bơ trong vườn cà phê để có thu nhập trong khi chờ cây cà phê trưởng thành và đạt thêm mục đích tăng giá trị sử dụng, hạn chế sâu bệnh cho vườn. Trung tâm đã tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật cho gần 300 hộ trong tỉnh.
“Sau các lớp tập huấn, trung tâm đều phát chứng chỉ cho các hộ tham gia. Bởi đây cũng là một điều kiện để các hộ xin vay với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng khi tham gia chương trình tái canh cà phê của nhà nước, đáp ứng vấn đề với vốn, bởi mức đầu tư tái canh vườn cà phê không hề rẻ, khoảng 160 - 200 triệu đồng/ha”, ông Nhân nói.
Tổng tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 - 10 năm tới, theo Bộ NNPTNT là vào khoảng 140.000 - 160.000 ha. Ngoài Bình Điền, còn có các doanh nghiệp như Nestle, Bayer, Jacobs Douwe Egberts,… cũng tham gia các chương trình hỗ trợ, hợp tác công – tư tái canh vườn cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.

Phụng Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.