Nhận bằng tốt nghiệp đại học, 4 ngày sau chàng trai 9X đi học… nấu phở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề giáo, tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM nhưng chàng trai 30 tuổi đến từ Quảng Trị lại học nấu phở và chọn khởi nghiệp từ món ăn truyền thống này.
Ngay từ năm nhất đại học, Hồ Lê Minh Trí đã biết kinh doanh buôn bán. Bằng chứng là cứ mỗi độ tết đến, Minh Trí tranh thủ mua dưa hấu đem từ TP.HCM về Đông Hà (Quảng Trị) bán. Trí còn làm quản lý sân cầu lông, có năm còn tranh thủ bán thêm áo quần, phụ kiện dành cho giới trẻ.

Cần tấm bằng tốt nghiệp cử nhân trên tay, 4 ngày sau Minh Trí đã đi học ngay khóa học về nấu phở. Ảnh: NVCC
Cần tấm bằng tốt nghiệp cử nhân trên tay, 4 ngày sau Minh Trí đã đi học ngay khóa học về nấu phở. Ảnh: NVCC
Cú “bẻ lái” khác biệt gây không ít điều tiếng
Minh Trí rất năng động, hoạt bát và có duyên ăn nói. Trí tâm sự: “Ngày mình nhận bằng tốt nghiệp đại học là 1.7.2013. Đến 4.7.2013, mình đi học ngay một khóa về nấu phở.” Đây là một cú “bẻ lái” khác biệt và đã từng tạo ra không ít điều tiếng cho Trí. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, học xong cử nhân đại học thì phải vào làm việc nhà nước hoặc một công ty tư nhân nào đó. Thậm chí, đã có không ít lời đồn thổi chắc vào Sài Gòn không lo học hành nên mới về quê mở quán bán phở.
Ngày 14.8.2013, quán phở đầu tiên ra đời trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người xung quanh. Minh Trí quyết định đặt tên quán là Phở Hằng, tên mẹ của mình (từng là giáo viên dạy hóa ở Đông Hà), để làm nên thương hiệu phở cho riêng mình.

Các tiệm phở ở 4 chi nhánh luôn thu hút đông đảo khách hàng. Ảnh: NVCC
Các tiệm phở ở 4 chi nhánh luôn thu hút đông đảo khách hàng. Ảnh: NVCC
Là một người trẻ và hầu như ít đụng đến chuyện bếp núc thế nhưng những ngày đầu khởi nghiệp, một mình Trí gần như phải làm tất cả, từ việc chọn mua nguyên liệu tươi sạch hay việc 4-5 giờ sáng phải thức dậy nấu phở dưới cái giá rét khắc nghiệt tại TP. Đông Hà lúc mùa đông. Hay có những ngày khách đông quá, nhân viên trở tay không kịp, Trí còn kiêm luôn giữ xe cho khách hoặc rửa tô.
Trải qua 7 năm vất vả khởi nghiệp, Minh Trí dần dần đã thực hiện được ước mơ mở một chuỗi nhà hàng chuyên bán về phở. Hiện tại Phở Hằng đang có 4 chi nhánh (2 ở TP. Đông Hà tỉnh Quảng Trị và 2 tại Đà Nẵng). Ngoài ra, ở Thái Lan cũng có một quán học theo công thức nấu của Phở Hằng.
Phở của 3 miền
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Phở Hằng và các vị phở ở những thương hiệu khác, Minh Trí bọc bạch: “Thật ra vị phở của Phở Hằng đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với khẩu vị của cả ba vùng miền Bắc - Trung - Nam. Ví dụ, người Nam vào ăn sẽ nghĩ phở này của miền Nam. Người Bắc thì lại nghĩ ở miền Bắc. Còn người miền Trung lại thấy đậm đà như khẩu vị miền Trung vậy. Ngoài ra, mình luôn kỹ tính trong việc chọn nguyên liệu; từ việc chọn xương như thế nào, chọn mua bánh phở chất lượng ra sao và ngay cả hành ngò gia vị, mình đều phải tự tay lựa chọn và cân đo đong đếm làm sao có được nồi nước dùng ngon nhất, nhằm mang đến cho khách hàng tô phở thơm ngon tròn vị”.
“Bên cạnh đó, sự khác biệt thứ hai chính là đội ngũ quản trị. Đó là cả một nhóm người phù hợp, mỗi người giỏi một lĩnh vực và rất tâm huyết. Khi kết hợp lại thì năng lực rất mạnh”, Minh Trí nói thêm.
Hỏi về lý do tại sao quyết định lấy món phở để khởi nghiệp, Minh Trí kể lại: “Vì nghĩ đây là món truyền thống và là một trong những món đặc trưng, văn hoá của đất nước Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới rất thích ăn phở Việt Nam. Chỉ nghĩ đơn giản là biết đâu mình có thể mang thương hiệu của mình làm ra phát triển ở nước ngoài thì sao? Vậy là quyết tâm làm thôi”.

Minh Trí (áo đen, hàng sau bên trái) cùng bạn bè tranh thủ thời gian đến thăm mái ấm tại TP. Đông Hà. Ảnh: NVCC
Minh Trí (áo đen, hàng sau bên trái) cùng bạn bè tranh thủ thời gian đến thăm mái ấm tại TP. Đông Hà. Ảnh: NVCC
Sau khi khởi nghiệp quán Phở Hằng thành công, Minh Trí còn thành lập thêm công ty quảng cáo và một công ty chuyên về cơ khí tại TP. Đông Hà. Bên cạnh đó là một trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp và một nhà hàng nướng lẩu dự kiến khai trương vào cuối năm nay cũng tại Đông Hà.
Dù công việc kinh doanh đa ngành nghề rất bận rộn song Minh Trí vẫn luôn dành ra một khoảng thời gian nhỏ cho các hoạt động thiện nguyện, nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như dự án tủ bánh mì 0 đồng, trao quà trung thu tại các mái ấm ở TP. Đông Hà, tặng quà cho các tuyến đầu chống dịch hay hỗ trợ những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền điều trị...
Chia sẻ về còn đường khởi nghiệp của mình, Hồ Lê Minh Trí cho biết: “Kiên trì với mục tiêu đặt ra, kiên trì thực hiện, không nản chí dù có thất bại, học hỏi không ngừng để hoàn thiện bản thân từng ngày, không thoả mãn, tự cao khi thành công”.
Theo Trần Trà My (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.