Nguyên Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk kể về hành trình cùng doanh nhân Nguyễn Phú Cường đưa sầu riêng Dona về địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đắk Lắk hiện là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích trồng sầu riêng nhưng ít ai biết rằng hành trình đưa cây sầu riêng về Đắk Lắk gặp không ít những gian nan, trong đó có những đóng góp của doanh nhân Nguyễn Phú Cường Dona Techno.

Hành trình mà ông Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cùng doanh nhân Nguyễn Phú Cường Dona Techno đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk gặp không ít những gian nan, thách thức
Hành trình mà ông Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cùng doanh nhân Nguyễn Phú Cường Dona Techno đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk gặp không ít những gian nan, thách thức

Đặc biệt, Đắk Lắk hiện là tỉnh đứng thứ 2 về diện tích trồng sầu riêng trên cả nước, với trên 15.000 ha, sản lượng khoảng 150.000 tấn.

Loại trái cây này hiện đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giúp nhiều nông dân đổi đời và là "vua của các loại trái cây" được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Để tìm hiểu thêm về hành trình đưa cây sầu riêng về Đắk Lắk, PV Dân Việt đã có buổi trò chuyện với ông Nguyễn Văn Lạng – Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, người đã có nhiều gắn bó với nền nông nghiệp tỉnh nhà, cũng là một trong những người có nhiều "duyên nợ" và có công đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk.

 Ông Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định doanh nhân Nguyễn Phú Cường Dona Techno là người có công rất lớn đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk. Ảnh: P.V
Ông Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định doanh nhân Nguyễn Phú Cường Dona Techno là người có công rất lớn đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk. Ảnh: P.V
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện đất đai rộng lớn, đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với rất nhiều loại cây trồng, trong đó có sầu riêng.
"Khoảng năm 1954 – 1960, vài nhà vườn nhỏ đưa sầu riêng lên Tây Nguyên, quanh các đô thị lớn như Buôn Ma Thuột, Pleiku, Bảo Lộc, Đắk Mil, Phước An, Cư M'gar… Thời gian này, các nhà vườn trồng với quy mô nhỏ vì một số lý do như: thị trường chưa có nhu cầu đối với loại quả này do vấn đề giao thương giữa các vùng miền cũng như phương tiện vận tải còn nhiều hạn chế, dân số trong khu vực còn ít, chưa có phương án bảo quản. Đặc biệt, đây là loại trái cây khá kén người dùng vì đặc trưng mùi vị không phải ai cũng thích nghi ngay được. Thế nhưng, sau khi hết bao cấp, kinh tế thị trường mở cửa, bỏ ngăn sông cấm chợ, việc giao thương lúc này thuận lợi hơn thì sầu riêng có điều kiện đi đến các vùng miền trong cả nước, xuất khẩu cả sang Trung Quốc, Đài Loan…"
Ông Lạng chia sẻ thêm, cho đến năm 1990, các nhà vườn và người dân địa phương vẫn trồng giống sầu riêng truyền thống được di thực đến Tây Nguyên, giống sầu riêng này được truyền từ nhà này sang nhà khác bằng phương pháp thủ công ươm hạt trong túi bầu nên phát triển chậm, chất lượng cũng không đồng đều, hiệu quả thấp.
"Lúc này, cây chủ lực của tỉnh vẫn là cây cà phê nên việc nghiên cứu về cây sầu riêng cũng chưa thực sự được các đơn vị chuyên môn quan tâm, do đó việc phát triển cây sầu riêng vẫn còn nhiều hạn chế", ông Lạng chia sẻ.
Ông Lạng nói: "Trước năm 2000, Đắk Lắk là tỉnh phát triển quá nóng về cây cà phê. Khoảng thời gian những năm 2000 – 2002, chính quyền và người nông dân không khỏi bất ngờ và có lúc dường như tuyệt vọng khi giá cà phê nhân xuống chỉ còn 4.000 đồng/kg. Trước tình hình đó, đồng chí Y Luyện Niêk Đăm – Bí thư Tỉnh ủy và tôi cùng lãnh đạo tỉnh đau đầu tìm giải pháp. Bao trăn trở, bao cuộc họp đưa ra các giải pháp giúp bà con nông dân phát triển kinh tế…Và cuối cùng có một giải pháp là đưa thêm các cây trồng khác như: sầu riêng, bơ, mắc ca, ca cao… vào trồng xen canh trong các vườn cà phê. Chúng tôi mời ông Nguyễn Phú Cường – Giám đốc Công ty Phát triển công nghệ sinh học Dona Techno từ Đồng Nai lên đầu tư chi nhánh và trung tâm cung cấp giống cây ăn quả mà chủ yếu là sầu riêng Dona lên Buôn Ma Thuột".
Nhắc đến anh Nguyễn Phú Cường – Giám đốc Công ty phát triển công nghệ sinh học Dona Techno tôi thực sự xúc động vì mới nghe tin anh đột ngột qua đời. Anh là người mà tôi mới gặp đã cảm thấy thật sự thân thiết và quý trọng. Chính anh là người có công rất lớn đưa giống sầu riêng Dona về Đắk Lắk, người góp công đầu cho việc phát triển cây sầu riêng đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đắk Lắk.
Ông Nguyễn Văn Lạng-Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

TS Nguyễn Văn Lạng là người đã có nhiều gắn bó với nền nông nghiệp tỉnh nhà, cũng là một trong những người có nhiều
TS Nguyễn Văn Lạng là người đã có nhiều gắn bó với nền nông nghiệp tỉnh nhà, cũng là một trong những người có nhiều "duyên nợ" và có công đưa giống sầu riêng Dona về với Đắk Lắk.
Ông Lạng cho biết, để đưa được giống sầu riêng Dona cơm vàng hạt lép, quả to, múi đều, dễ bóc tách… về thay thế cho giống sầu riêng truyền thống kém năng suất thì các nhà vườn năng động, các chuyên gia và nhà khoa học đã phải lặn lội sang Thái Lan tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc và nhân giống giống sầu riêng Dona này.
"Khi đã có giống sầu riêng Dona, chúng tôi đưa ra phương án đưa sầu riêng vào trồng xen với cà phê vì qua tìm hiểu thì quy trình của người Pháp phải có cây trồng xen để che nắng, chắn gió... Chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra phương án này, mỗi hecta cà phê cho trồng xen khoảng 15 – 20 cây sầu riêng. Với tư duy là sầu riêng che bóng, lấy trái tăng thu nhập phụ với thu nhập cà phê lâu dài. Khi tưới nước bón phân cho cà phê thì cây sầu riêng "ăn ké" nước, phân bón thừa của cà phê…
Tuy nhiên, ban đầu hành trình đưa cây sầu riêng về trồng xen canh vào các vườn cà phê gặp không ít gian nan, thách thức; nhiều ý kiến của các chuyên gia cà phê và nhà quản lý ở tỉnh, ở Trung ương không đồng thuận lắm. Có người phản đối mạnh mẽ cho là chưa có cơ sở khoa học…
Bí thư Tỉnh ủy và tôi vẫn kiên trì, quyết tâm, đôn đốc, chỉ đạo chương trình này. Công ty Cà phê Phước An do Giám đốc Trần Minh Thụy là người hăng hái tiên phong ủng hộ và triển khai đồng loạt, quy mô lớn, và vận động nông dân làm theo…", ông Lạng hào hứng kể lại.

Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – lần thứ nhất 2022 đã đón trên 40.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham dự.
Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – lần thứ nhất 2022 đã đón trên 40.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham dự.
Sau 20 năm, một chặng đường nhiều khó khăn đến nay đã dần thu quả ngọt, trong cơ cấu cây trồng vùng đất đỏ bazan cà phê bạt ngàn có đến hàng ngàn hecta sầu riêng trĩu quả mỗi khi vào vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân phát triển kinh tế.
Mới đây, Lễ hội sầu riêng Krông Pắc – lần thứ nhất 2022 đã đón trên 40.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham dự, Lễ hội cũng quy tụ trên 200 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để huyện Krông Pắc nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung có điều kiện quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, đặc biệt là các sản phẩm sầu riêng.
Và đến nay, sầu riêng Đắk Lắk đã dần khẳng định được vị thế và thương hiệu, đã được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng và biết đến bởi hương vị thơm ngon đặc biệt.
"Sầu riêng được gọi là vua của các loại trái cây, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, định hướng của tỉnh là không phát triển rộng về diện tích, mà tăng cường nâng cao hiệu quả canh tác, nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường hỗ trợ việc tiêu thụ các sản phẩm sầu riêng cho người dân".
Ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
Theo Ngọc Giàu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm