Người trẻ đến với người già yếu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, hàng tháng, anh Nguyễn Hoàng Nam-Viên chức Thư viện tỉnh Gia Lai cùng một số bạn trẻ đến thăm 14 người cao tuổi yếu thế trên địa bàn tỉnh để trao quà gồm tiền mặt, gạo và một số nhu yếu phẩm. Trong đó, phần lớn là do anh bỏ tiền túi mua tặng.

Niềm an ủi tuổi già

Chiều muộn, chúng tôi cùng anh Nam đến căn phòng trọ chật hẹp trên đường Phạm Ngũ Lão (thị trấn Đak Đoa) để thăm hỏi ông bà Vũ Hoài Phong-Trần Thị Kim Sa. Tháng này, anh Nam đã trao quà cho ông bà nhưng vì quên tặng kèm hộp thuốc bổ mắt nên quay lại lần nữa.

Nhận hộp thuốc, bà Sa (tên thường gọi là Út) gạt nước mắt bày tỏ: “Nam thương cô chú, thăm hỏi, tặng quà thường xuyên. Ơn nghĩa này trả chừng nào cho hết”.

Chuyện đời của ông Phong-bà Sa buồn lắm. Ông có người con riêng rồi mới gá nghĩa với bà. Họ chung sống với nhau hơn 50 năm nhưng không con cái. Cuộc sống ở Long An khó khăn nên cách đây khoảng 20 năm, ông bà lên Gia Lai tìm kế mưu sinh.

Một lần, ông bị tai biến khi đang hái cà phê. Sau khi hồi phục, ông đạp xe đi bán vé số thì lại bị ngã gãy tay. Hiện nay, ông Phong còn bị tiểu đường và nhiều bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bàng quang, thận… nên phải nằm một chỗ ở tuổi 85.

1-3299.jpg
Anh Nguyễn Hoàng Nam tặng quà cho bà Trần Thị Kim Sa (thị trấn Đak Đoa). Ảnh: P.D

Còn bà Sa cũng bị hỏng 1 mắt do bị cành cà phê đâm phải khi thu hái thuê, buộc phải chuyển sang việc rửa chén thuê, bán vé số. Bà tính toán: Tiền thuốc của ông mỗi ngày 80.000 đồng. Như vậy mỗi ngày, bà phải bán được ít nhất 80 tờ vé số mới đủ tiền trang trải thuốc men. Có lần, do mắt kém nên bà suýt bị xe tải đâm khi sang đường. Gặp lúc anh Nam xuống thăm, bà ôm chầm lấy anh òa khóc.

Tuổi già không con cái, sống trong cảnh nghèo túng nên “thấy Nam là mừng dữ lắm”-bà Sa nói. Thêm nữa, thỉnh thoảng, cô bác xung quanh có gì cho nấy, chủ trọ chỉ tính tiền thuê phòng 500 ngàn đồng/tháng (thay vì 700 ngàn đồng) nên ông bà được an ủi phần nào.

Trong Tháng hành động vì người cao tuổi năm nay, những chuyến thăm của anh Nam như lời động viên đầy ý nghĩa dành cho người già yếu thế. Đón anh và một người bạn ở bậc cửa, bà Nguyễn Thị Mơ (73 tuổi, thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) không khỏi vui mừng.

Bà kể: Có lần, anh Nam đến tặng quà một hoàn cảnh neo đơn ở thôn 3 thì thấy bà đang ngồi lặng lẽ trước hiên nhà nên bước vào hỏi han. Biết gia cảnh bà khó khăn, anh quyết định hỗ trợ hàng tháng.

ba-nguyen-thi-mo-thon-4-xa-tra-da-tp-pleiku-vui-mung-vi-duoc-ho-tro-gao-va-cac-nhu-yeu-pham-hang-thang-1940.jpg
Bà Nguyễn Thị Mơ (thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) vui mừng vì được hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm hàng tháng. Ảnh: P.D

Gia đình bà Mơ thuộc diện hộ nghèo. Bà bị tai biến; tim, thận đều suy giảm chức năng, phải uống thuốc thường xuyên, trong đó không ít thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm.

Mọi chi tiêu phụ thuộc vào công việc làm bảo vệ, trông giữ xe ở quán cà phê của chồng bà-ông Đặng Xuân Từ, chỉ vỏn vẹn 16.000 đồng/giờ, ngày 8 giờ. Họ có 1 người con trai nhưng anh không phụ giúp được gì do hôn nhân dang dở, một mình nuôi 2 con, đang ở nhà thuê.

“Tháng nào, Nam cũng đến trò chuyện, tặng gạo, dầu ăn, mắm muối, quý lắm!”-bà Mơ xúc động nói.

Hạnh phúc nhân đôi khi được sẻ chia

Luôn có một lý do nào đó đằng sau lựa chọn riêng của mỗi người trong cuộc sống. Việc anh Nam chọn chia sẻ những khó khăn về vật chất, tinh thần với người cao tuổi yếu thế cũng vậy.

Anh kể: Trước kia, anh dự định lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi cha mất, mẹ đau yếu thì anh quyết định về lại Gia Lai. Vì mong muốn mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn nên anh không cho mẹ đụng tay vào bất kỳ việc gì, song vô tình càng khiến mẹ yếu hơn do ít hoạt động thể chất. Cũng vì muốn kiếm tiền lo cho mẹ điều kiện sống tốt nhất, anh miệt mài chạy sô làm MC đám tiệc, thành ra càng ít có thời gian gần gũi mẹ.

“Khi nhận ra điều đó thì không kịp nữa. Tôi cứ day dứt mãi. Nên khi đến thăm, tặng quà, tôi hay nán lại trò chuyện với người già là vậy. Họ cần có người lắng nghe, sẻ chia, cần những cuộc gặp gỡ”-anh Nam tâm sự.

Cũng từ câu chuyện của mình, anh thường rủ các bạn trẻ đi cùng. Đó là lời gửi gắm mà anh dành cho các bạn: Hãy trân quý tình cảm gia đình, hãy dành thời gian nhiều hơn, trò chuyện nhiều hơn với cha mẹ.

anh-nguyen-hoang-nam-bia-phai-tang-anh-chan-dung-cho-mot-nguoi-gia-neo-don-tai-trung-tam-bao-tro-xa-hoi-tong-hop-tinh-nhan-chuong-trinh-tam-anh-yeu-thuong-8252.jpg
Anh Nguyễn Hoàng Nam (bìa phải) tặng ảnh chân dung cho một người già neo đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai nhân chương trình "Tấm ảnh yêu thương". Ảnh: P.D

Trước đó, sự quan tâm, chăm lo của anh Nam dành cho người cao tuổi neo đơn đã được biết đến qua chương trình “Tấm ảnh yêu thương” diễn ra vào tháng 6-2024.

Sau khi anh đưa ra ý tưởng chụp những bức ảnh chân dung đẹp để tặng người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh làm kỷ niệm, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn trẻ đang kinh doanh trong các lĩnh vực trang điểm, cho thuê trang phục, nhiếp ảnh… trên địa bàn TP. Pleiku. Tổng cộng 90 người được tặng ảnh dịp này.

Trong toán học, làm gì có phép chia nào cho ra kết quả gấp đôi số bị chia? Nhưng đó là điều xảy ra trong cuộc sống thường ngày khi có sự san sớt. “Mình có niềm vui nhỏ và chia sẻ cho người đang cần thì niềm vui đó nhân lên gấp đôi. Đơn giản là vậy. Giá trị vật chất nhỏ thôi, quan trọng là sự có mặt của mình”-anh Nam bày tỏ quan niệm về 2 chữ “sẻ chia”.

Đi cùng anh trong một vài chuyến thăm, tặng quà gần đây, bạn trẻ Bùi Thanh Hoàng (xã Trà Đa, TP. Pleiku) nhận xét: “Tấm lòng của anh Nam rất đáng quý. Đi rồi mới thấy cuộc sống quanh mình còn nhiều hoàn cảnh neo đơn, yếu thế. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng anh Nam trong chương trình này”.

Không phải bây giờ anh Nam mới được biết đến với công tác thiện nguyện. Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi thích cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” lắm. Tôi mơ ước sau này sẽ làm được gì đó cho những hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, ngoài công việc ở Thư viện tỉnh, tôi cố gắng trở thành người dẫn chương trình giỏi để làm thiện nguyện bằng chính thu nhập của mình”.

Từ năm 2007 đến nay, anh đã tổ chức nhiều chương trình âm nhạc gây quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó, vận động ủng hộ đồng bào trong đại dịch Covid-19, tổ chức Trung thu cho trẻ em nghèo… Số chương trình thiện nguyện anh đã thực hiện khó mà liệt kê hết, số người được giúp đỡ cũng rất nhiều.

Nhưng trong cuộc chuyện trò với anh, chúng tôi nhận ra một điều thật trong trẻo, ấy là anh chưa từng mong đợi bất kỳ một sự nhận lại nào từ những cho đi...

Có thể bạn quan tâm

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

  • (GLO)- Để tiếp sức cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Anh Hồ Ngọc Sơn trao tặng áo chạy bộ cho các em học sinh nghèo. Ảnh: L.V.N

Chàng trai gen Z “truyền lửa” đam mê chạy bộ

(GLO)- Trưởng thành trên đường chạy, anh Hồ Ngọc Sơn (SN 2001, trú tại thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) luôn ấp ủ ước mơ “truyền lửa” đam mê chạy bộ cho những học sinh nghèo ở quê nhà. “Quỹ thể thao chạy bộ Truyền Lửa” của chàng trai phố huyện đang góp phần nâng bước không ít tài năng trẻ.

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, tự tin, em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II để bước vào tranh tài ở trận chung kết. Cùng nhìn lại hành trình đáng tự hào của chàng trai Phố núi tại sân chơi trí tuệ này.

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

(GLO)- Thanh xuân của bạn đã rực rỡ hay chưa? Hãy cùng nghe câu chuyện của chị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon's Coffee Farm và quán cà phê "bây giờ và ở đây” để hiểu hơn về một người trẻ không ngại "sai số", trải nghiệm để thành công. Tất cả có tại Podcast Chuyện Người Gia Lai số 9.

Tại sao ngày càng nhiều trẻ bị cận thị?

Tại sao ngày càng nhiều trẻ bị cận thị?

Ngay tại phòng khám của Bệnh viện Mắt T.Ư, trong lúc cho con chờ khám mắt, các cha mẹ cũng vẫn cho con xem điện thoại. Ngày nay, hình ảnh trẻ chơi điện thoại rất thường gặp. Việc sử dụng nhiều đến mức lạm dụng các thiết bị này đang làm gia tăng tật khúc xạ ở trẻ.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Cuộc tranh tài của 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024. Trong đó, Gia Lai có chàng trai Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương). Nhật Minh cũng là người mang cầu truyền hình Olympia đầu tiên về với tỉnh.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).