Người phụ nữ ngang nhiên lấn chiếm hành lang quốc lộ, xây dựng chợ cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, nhiều người dân địa phương ở Lâm Đồng bức xúc việc một phụ nữ có tên Nguyễn Kim Phượng ngang nhiên lấn chiếm suối, hành lang Quốc lộ 27 (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) để xây dựng chợ cá nhân nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý quyết liệt.
Vụ việc này xảy ra tại Quốc lộ 27 đoạn qua xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Nơi này được nhiều người dân ví là khu đất vàng, thuận lợi giao thương của huyện nông thôn mới Đơn Dương.

Chợ kinh doanh các mặt hàng rau củ và hải sản được xây dựng ngay trên diện tích đất lấn chiếm hàng lang Quốc lộ 27.
Chợ kinh doanh các mặt hàng rau củ và hải sản được xây dựng ngay trên diện tích đất lấn chiếm hàng lang Quốc lộ 27.
Ngày 17-12, UBND huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) xác nhận phản ảnh của người dân về việc bà Nguyễn Kim Phượng (trú tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) lấn chiếm hành lang Quốc lộ 27 đoạn qua xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương) và lòng suối chung của cả khu vực làm chợ trái phép là chính xác.
Bà Phượng được người dân địa phương ví như "kiều nữ" và có quyền lực nhất định ở khu vực này. Mặc dù bà Phượng đã cho người đổ đất san lấp phần đường Quốc lộ và xây nắn dòng suối trong khu vực nhằm mở rộng khu chợ của cá nhân, chính quyền xã Lạc Xuân yêu cầu tháo dỡ nhưng đến nay đã 7 tháng, việc tháo dỡ vẫn không được thực hiện.

Ngang nhiên nắn dòng suối và xây dựng kiên cố trái phép.
Ngang nhiên nắn dòng suối và xây dựng kiên cố trái phép.
Được biết, khu đất này chỉ được cấp phép làm nhà ở riêng lẻ nông thôn với diện tích rất nhỏ, nhưng lại chuyển sang xây dựng 13 kiôt và 18 sạp để cho thuê kinh doanh giải khát, hàng tươi sống, rau củ quả, các mặt hàng khô… Hoạt động kinh doanh diễn ra suốt mấy tháng nay nhưng không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Hà Văn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Lạc Xuân, cho biết UBND xã đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phượng về hành vi dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào và các công trình tạm trái phép khác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Cận cảnh dòng suối bị nắn dòng xây dựng trái phép.
Cận cảnh dòng suối bị nắn dòng xây dựng trái phép.
Ngoài ra, xã cũng yêu cầu bà Phượng phải tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục hiện trạng ban đầu, thời hạn khắc phục là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.
Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng (UBND huyện Đơn Dương), bà Phượng chỉ được cấp phép xây nhà cấp 4 với diện tích xây dựng tầng 1 là 80 m2, tổng diện tích sàn 152,4 m2. Thế nhưng, thực tế diện tích tầng 1 rộng tới 364 m2, trong đó có 130 m2 xây dựng lấn chiếm đất công (lòng suối).
Ngoài ra, Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cũng đã xử phạt vi phạm hành chính bà Phượng 11 triệu đồng về hành vi tự ý san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ km192+070 (P) Quốc lộ 27; thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có giấy phép. Thời gian quy định để bà Phượng khôi phục hiện trạng ban đầu là 10 ngày...

Bà Nguyễn Kim Phượng không chỉ lấn chiếm xây dựng trái phép mà còn đặt rao bán đất
Bà Nguyễn Kim Phượng không chỉ lấn chiếm xây dựng trái phép mà còn đặt rao bán đất
Thế nhưng, hiện đã 7 tháng trôi qua, bà Phượng chỉ nộp tiền phạt, phớt lờ việc tháo dỡ công trình vi phạm. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh tại khu vực này vẫn diễn ra rầm rộ hàng ngày.
Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.