Người dân Kon Dơng hiến đất làm đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt “Dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị huyện Mang Yang”, người dân trên địa bàn thị trấn Kon Dơng đã tình nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để xây dựng những tuyến đường nội thị xanh, sạch, đẹp, góp phần làm đổi thay bộ mặt thị trấn.
 
Đi đầu trong phong trào hiến đất làm đường ở thị trấn Kon Dơng là gia đình ông Đỗ Văn Bát. Là Tổ trưởng tổ dân phố 9, bản thân ông Bát không chỉ tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến đất làm đường bằng lời nói mà gương mẫu hiến gần 500 m2 đất nông nghiệp của gia đình. Theo gương gia đình ông Bát, nhiều hộ trong tổ dân phố 9 cũng tham gia hiến đất để  làm đường thị trấn. Ông Bát chia sẻ: “Khi nắm được chủ trương của UBND huyện về xây dựng tuyến đường nội thị trấn, các hộ dân trong tổ dân phố có diện tích nằm trong tuyến đường này đã đồng thuận hiến một phần đất để công trình nhanh chóng khởi công, góp phần phát triển kinh tế và bộ mặt chung của thị trấn”.  

 

Tuyến đường Tuệ Tĩnh nối dài đang được khẩn trương thi công. Ảnh: T.X
Tuyến đường Tuệ Tĩnh nối dài đang được khẩn trương thi công. Ảnh: T.X

Nhận thức được việc hiến đất làm đường nội thị vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mình nên nhiều hộ dân ở thị trấn Kon Dơng đã sẵn sàng cho đi “tấc đất, tấc vàng”. Điển hình như hộ ông Phan Công Thanh đã tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất trồng cà phê đang thời kỳ kinh doanh để xây dựng tuyến đường mới. Ông Thanh bộc bạch: “Trước mắt, gia đình tôi mất đi khoản thu nhập tương đối lớn, nhưng vì tương lai lâu dài nên tôi hiến một phần đất của mình góp phần xây dựng đô thị văn minh để cuộc sống của con cháu sau này sẽ tốt hơn”.

Cũng như hộ ông Thanh, gia đình ông Đinh Sĩ Căn (tổ dân phố 7, thị trấn Kon Dơng) cũng sẵn sàng hiến một phần diện tích đất sản xuất của mình với mong muốn con đường mới sớm hoàn thành. Ông Căn cho biết: “Phần đất gia đình tôi hiến để làm đường là vườn hồ tiêu đang bắt đầu thu bói. Để làm con đường xanh, sạch, đẹp cho đô thị, dù không có nhiều đất nhưng gia đình cũng hiến một phần nhỏ”.

Nhờ sự tích cực của chính quyền thị trấn Kon Dơng và các cơ quan, ban ngành của huyện Mang Yang trong công tác tuyên truyền, vận động, đến nay đã có gần 20 hộ dân có diện tích đất nằm trong “Dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị huyện Mang Yang” tình nguyện tham gia hiến đất với tổng diện tích lên đến gần 6.000 m2 đất nông nghiệp. Trong đó, hộ hiến ít cũng gần 40 m2, hộ hiến nhiều lên đến gần 1.700 m2. Đồng thời, nhiều hộ sẵn sàng đập bỏ tường rào, các công trình phụ và chặt bỏ diện tích cây trồng có giá trị trên phần đất hiến để công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi và giúp tiến độ thi công các công trình được đẩy nhanh.

 

Đường nội thị huyện Mang Yang có chiều dài gần 4,7 km với tổng kinh phí đầu tư 43 tỷ đồng từ vốn ngân sách của tỉnh, được thực hiện trong 3 năm (2017-2019). Hiện nay, trong giai đoạn đầu của dự án, trên địa bàn thị trấn triển khai đầu tư xây dựng 3 tuyến đường nội thị gồm: xây mới tuyến đường vào khu dân cư phía Nam, đường quy hoạch D2-nhánh N2, nâng cấp, mở rộng nhánh đường Tuệ Tĩnh từ 3,5 mét lên 7,5 mét. Tổng chiều dài của 3 tuyến đường trên là 2,4 km với kinh phí đầu tư hơn 19 tỷ đồng.

Ông Hoàng Bá Tuấn-Chủ tịch UBND thị trấn Kon Dơng, cho biết: “Sau khi có chủ trương của huyện, UBND thị trấn đã tham mưu cho Thường trực Đảng ủy thị trấn mời các đoàn thể tham gia công tác vận động quần chúng. Bên cạnh đó, thị trấn phối hợp với chi bộ và các tổ dân phố tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ chủ trương mở rộng các tuyến đường nội thị. Thấy rõ việc đầu tư mở các tuyến đường nội thị sẽ tạo lợi ích cho gia đình cũng như địa phương nên các hộ dân đã tích cực hiến đất cho Nhà nước để việc đầu tư, xây dựng các tuyến đường đảm bảo tiến độ theo kế hoạch”.

Thanh Xuyên-Minh Quang

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null