Ngọt thơm nước chuối lên men

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một thời gian nghiên cứu, bà Trần Thị Tầm-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên (xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã tìm ra công thức chiết xuất nước chuối lên men tự nhiên từ quả chuối sứ. Sản phẩm được khách hàng đánh giá cao.

Trong quá trình thu mua nông sản, bà Tầm nhiều lần chứng kiến cảnh người dân không bán được những buồng chuối sứ chín vàng, thơm nức, nhiều khi phải đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sau bao trăn trở, bà Tầm quyết định tìm công thức chiết xuất chuối tươi lên men thành nước uống.

 Bà Trần Thị Tầm (bìa trái)-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên, chiết xuất thành công nước chuối lên men từ trái chuối sứ. Ảnh: Ngọc Minh
Bà Trần Thị Tầm (bìa trái)-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên, chiết xuất thành công nước chuối lên men từ trái chuối sứ. Ảnh: Ngọc Minh



Theo bà Tầm, chuối là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và dinh dưỡng. Quá trình lên men tự nhiên nên nước chuối giữ nguyên các hàm lượng khoáng chất, bổ sung năng lượng, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt; đồng thời, giữ được vị ngọt ngon tự nhiên, mùi thơm đặc trưng.

Để tìm ra công thức riêng, ngoài tham khảo kiến thức từ sách báo, bà Tầm thay đổi cách pha trộn, gia giảm các loại nguyên liệu phù hợp. Theo đó, nguyên liệu chính là những quả chuối chín vàng đều, không bị dập nát. Rải đường bên dưới hũ sành, cứ một lớp chuối lại rải một lớp đường. Sau đó, đổ đều nước cốt chanh trên bề mặt, đậy nắp thật kín và để ở nơi thoáng mát. “Kết quả, sau 1 tháng, chuối lên men thơm nức. Ban đầu, tôi vắt lấy nước cốt, mời mọi người nếm thử, ai cũng khen ngon. Tuy nhiên, do thời gian ủ dài và lượng cốt chanh nhiều nên nước chuối có vị chua gắt, độ cồn cao”-bà Tầm kể.

Sau nhiều lần thử nghiệm, bà Tầm đã tìm ra công thức chế biến nước chuối lên men tự nhiên với vị chua ngọt nhẹ, êm dịu và hương thơm tự nhiên. “Chuối chín vốn đã có vị ngọt nên tôi chỉ cho chút đường, chút nước cốt chanh để quá trình lên men thuận lợi. Sau hơn 20 ngày ủ thì thu về hỗn hợp chuối tươi lên men. Hỗn hợp này cho vào máy ép rồi lọc qua nhiều lớp màng để loại bỏ bã, nước chuối theo đường ống chảy ra ngoài, được đóng vào chai hoặc can cung ứng thị trường”-bà Tầm cho hay.

Nhanh tay bóc từng quả chuối sứ chín vàng, căng bóng bỏ vào thùng ủ, chị Trần Thị Bông-thành viên HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên-chia sẻ: “Bình quân 1 kg chuối tươi cho ra 1 lít nước chuối thành phẩm. Giá bán 35-40 ngàn đồng/lít. Nước chuối lên men có thể bảo quản khoảng 1 năm; để càng lâu sẽ càng đậm vị, ngon hơn. Thời gian tới, HTX sẽ chế biến chuối sấy, chuối dẻo và mứt chuối”.

 Chị Trần Thị Bông-thành viên HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên bên sản phẩm nước chuối lên men. Ảnh: An Phát
Chị Trần Thị Bông-thành viên HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên bên sản phẩm nước chuối lên men. Ảnh: An Phát
Bà Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch UBND xã An Trung: “Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên đã có 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh là dưa leo và bột gia vị Trung Nguyên (bột ớt, tỏi, cốt chanh). Nước chuối lên men bước đầu đưa ra thị trường được người tiêu dùng đánh giá cao. Xã sẽ tạo điều kiện tốt nhất để HTX sớm hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xét, đánh giá công nhận OCOP đối với sản phẩm này”.
 

Đến nay, HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên đã mua máy ép, đóng chai, dán nhãn mác; chú trọng quảng bá, phát triển, nâng cao chất lượng nước chuối lên men. “Thời gian qua, HTX đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, phiên chợ nông sản, ngày hội du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua các sự kiện, chúng tôi đã gặp được một số đối tác trong và ngoài tỉnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nước chuối lên men. Từ đầu năm đến nay, HTX đã cung ứng thị trường hơn 800 lít nước chuối lên men. Hiện HTX đang hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ đăng ký sản phẩm OCOP cho nước chuối lên men”-bà Tầm phấn khởi nói.

Từ khi biết HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên sản xuất nước chuối lên men, anh Nguyễn Văn Dư (tổ 3, thị trấn Kông Chro) thường mua về thưởng thức. Anh Dư nhận xét: “Nước chuối lên men tự nhiên có vị chua chua, ngọt ngọt hài hòa, rất dễ uống. Sau mỗi bữa ăn, tôi thường uống 1 ly giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt hơn”. Còn anh Nguyễn Tiến Quân (thôn Gia Yên, xã An Trung) thì cho hay: “Mỗi lần gia đình có tiệc, tôi đều mua nước chuối lên men của HTX về đãi khách. Tôi cũng mới đặt HTX hơn 10 lít nước chuối lên men để tặng bạn bè và tiêu dùng trong dịp Tết sắp tới”.

 

 AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.