Ngày mai của Mai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy sợi mì, vài cọng rau, một quả trứng mang từ quê lên. Đó là bữa chính của Mai, công nhân Công ty Matsuo Việt Nam.
 

Từ 8 triệu đồng thu nhập, khi đại dịch xảy ra, Mai chỉ còn nhận 70% lương. Rồi đến tháng 6, khi công ty buộc phải cho công nhân nghỉ hoàn toàn, Mai thu nhập bằng 0.

0 đồng thu nhập, và 3 đứa con, và nhà thuê, và điện nước, và những nhu cầu không thể đừng.

Mai chống chọi bằng cách cắt giảm tối đa chi tiêu. Chị không còn nhớ bộ quần áo gần đây nhất mình mua là từ bao giờ.

Và cuối cùng thì cắt đến miếng ăn... khi không còn gì để cắt. Khi đã “cháy túi rồi”.

Bữa cơm của Mai, đang cho thấy tình trạng cùng quẫn và sự tuyệt vọng của một bộ phận không nhỏ người lao động trong đại dịch.

Ngày mai của Mai sẽ ra sao? Chị không biết, không thể tự trả lời.

Hôm qua, Bộ trưởng Bộ KHĐT đã vừa nói về những chính sách mới với các gói hỗ trợ mới trong hoàn cảnh mới. “Về nguyên tắc, chính sách lần 2 phải bao quát toàn diện các đối tượng, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay, kích thích tăng trưởng kinh tế…” - lời Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Dịch bệnh, với thực tế không phải là chuyện ngày một ngày hai, đang cho thấy cần có những ưu tiên trong các chính sách cứu trợ.

TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trên báo chí cho rằng: Cần giảm đến tối đa các chính sách lạm dụng các nguồn thu làm “tổn thương” đến người dân hay DN ở thời điểm khó khăn này. TS Thành cũng đề xuất chủ động cắt giảm các chi phí bắt buộc và hoãn/giảm thuế đối với DN bởi đó mới là chính sách có giá trị kích thích và hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp.

Đúng như thế. Việc thực hiện gói 62.000 tỉ đã giúp rất nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song cái cần bây giờ là việc nền kinh tế không bị đình đốn, là tránh đến tối đa suy thoái kinh tế. Trong khi nguồn lực có hạn, việc thiết kế chính sách, vì thế, cần dành toàn bộ ưu tiên tới các DN, tới sản xuất, dịch vụ, những khu vực tác động nhiều nhất đến việc làm. Bởi đó mới là cái gốc của sự ổn định.

Đang có một câu về ước mơ thời dịch thế này: Giờ chỉ cần có một công việc để làm, có cơm để ăn, có một mái nhà để về... cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.

Hãy để ý thứ tự ưu tiên.

Cái người dân cần chỉ là việc làm. Đó mới chính là yếu tố giúp cả người dân lẫn nền kinh tế một cách bền vững. Đó mới là câu trả lời về ngày mai của Mai và hàng triệu những Mai khác đang chỉ khát khao một ước mơ quá đỗi lương thiện là có việc làm trong điều kiện an toàn thời dịch COVID-19 và xa hơn, khi hết dịch là có việc làm ổn định, bền vững.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ngay-mai-cua-mai-828703.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.