Ngẩn ngơ với vẻ đẹp của cổng cưới truyền thống do chàng trai 8X thiết kế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ hoa, quả, củ, lá cây…, anh Võ Văn Tâm (35 tuổi, ngụ xã Mỹ Long, H.Cai Lậy, Tiền Giang) tạo nên hàng trăm mẫu cổng cưới truyền thống đẹp đến ngỡ ngàng.
Anh Tâm bên cổng cưới rồng phụng đẹp mắt do anh thiết kế. Ảnh: Duy Tân
Anh Tâm bên cổng cưới rồng phụng đẹp mắt do anh thiết kế. Ảnh: Duy Tân
Giữ nét văn hóa truyền thống
Anh Tâm kể, anh từng học nghề may nhưng lại gắn bó với công việc ruộng vườn. Năm 2015, tình cờ người bạn nhờ phụ làm cổng cưới truyền thống, làm xong được nhiều người khen nên đâm ra thích thú. “Ban đầu, tôi chỉ theo phụ giúp không công nhưng không ngờ nhận được nhiều lời khen. Từ đó, tôi đâm ra đam mê rồi quyết định khởi nghiệp với nghề này. Vừa làm, vừa tìm tòi học hỏi và dần dần sáng tạo thêm”, anh Tâm chia sẻ.

Anh Tâm (thứ 6 từ trái sang) cùng các cộng sự hoàn thiện một chiếc cổng cưới bằng lá dừa. Ảnh: Duy Tân
Anh Tâm (thứ 6 từ trái sang) cùng các cộng sự hoàn thiện một chiếc cổng cưới bằng lá dừa. Ảnh: Duy Tân
Hiện anh Tâm có hàng trăm mẫu cưới; trong đó có 2 mẫu được chọn nhiều nhất là cổng cưới lá dừa và cổng cưới rồng phụng. Cổng rồng phụng nổi bật trên nền xanh, làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên ở quê như rau, ớt, tỏi, đậu đũa… Còn cổng lá dừa được kết từ lá dừa nước và dừa ta.

Cổng cưới lá dừa bắt mắt. Ảnh: Duy Tân
Cổng cưới lá dừa bắt mắt. Ảnh: Duy Tân
Công đoạn làm cổng cưới lắm công phu, phức tạp. Chẳng hạn, để làm cổng cưới có hình tượng rồng phụng, sau khi làm khung, tạo hình, anh Tâm sử dụng đinh nhỏ để đính các loại trái cây và hoa vào. Thân dùng trái cau làm vảy, ớt dùng làm vây lưng, đậu que dùng làm viền đôi mắt và miệng, lá dứa làm bờm và tỏi bóc vỏ để làm răng…Đặc biệt, anh còn sử dụng mô tơ gắn vào để rồng, phụng cử động tạo hiệu ứng theo nhu cầu của khách.

Mẫu cổng cưới rồng phụng được nhiều người chọn lựa. Ảnh: Duy Tân
Mẫu cổng cưới rồng phụng được nhiều người chọn lựa. Ảnh: Duy Tân
Ngoài những mẫu cổng do bản thân thiết kế, anh Tâm còn thực hiện mẫu theo sở thích và gợi ý của khách hàng. Đặc biệt, chiếc cổng cưới “khủng” nhất anh từng làm là cổng rồng, phụng có chiều cao gần 4 m. “Cổng rồng phụng kích thước khủng tôi từng làm cao gần 4 m. Nguyên liệu kết từ 5 buồng cau khoảng 20 kg, 10 kg ớt đỏ, 14 kg đậu bắp… Cổng được trang trí thêm hoa hồng nhập”, anh Tâm cho biết.

Mẫu cổng cưới “đốn tim” những cặp đôi trẻ ngày cưới. Ảnh: Duy Tân
Mẫu cổng cưới “đốn tim” những cặp đôi trẻ ngày cưới. Ảnh: Duy Tân
Tạo việc làm cho hàng chục lao động trẻ
Anh Tâm cho biết, cổng cưới truyền thống hiện rất được nhiều người trẻ ưa chuộng và chọn lựa. Bởi chiếc cổng truyền thống trở thành tâm điểm để cô dâu chú rể lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất cùng với bạn bè và khách dự trong ngày trọng đại của đời mình. “Hầu hết trong xu hướng đám cưới hiện đại, nhiều người trẻ lại thích và mong muốn tìm về những giá trị xưa, mang nét đẹp truyền thống gắn liền với quê hương. Bản thân tôi cũng tự tay làm cổng cưới cho ngày trọng đại cuộc đời mình vào năm 2020”, anh Tâm nói.

Những cặp đôi trẻ chọn cổng cưới truyền thống do anh Tâm tạo tác trong ngày trọng đại cuộc đời. Ảnh: Duy Tân
Những cặp đôi trẻ chọn cổng cưới truyền thống do anh Tâm tạo tác trong ngày trọng đại cuộc đời. Ảnh: Duy Tân
Công việc làm cổng truyền thống làm quanh năm, nhưng đắt sô nhất vào gần tết, do nhu cầu tổ chức đám cưới nhiều. Bởi thế, có anh Tâm phải vận động nhân lực gần 50 người để làm xuyên đêm, có tháng làm gần 30 cổng. Tùy vào mẫu và tỉnh xa hay gần, giá mỗi chiếc cổng dao động từ 1 triệu đến 20 triệu đồng. Nguyên liệu anh tự tìm và mua, khách hàng chỉ cần đặt và chọn mẫu. Nhờ đó, anh có thu nhập từ 20 - 50 triệu đồng/tháng (tùy thời điểm).

Những cặp đôi trẻ chọn cổng cưới truyền thống do anh Tâm tạo tác trong ngày trọng đại cuộc đời. Ảnh: Duy Tân
Những cặp đôi trẻ chọn cổng cưới truyền thống do anh Tâm tạo tác trong ngày trọng đại cuộc đời. Ảnh: Duy Tân
Không chỉ nhận chế tác cổng cưới ở khắp các tỉnh, thành miền Tây, anh Tâm còn nhận làm đến tận miền Bắc, TP.HCM… Anh vận chuyển vật liệu làm cổng, đi máy bay đến tận nơi lắp ráp.

Đám cưới của mình, anh Tâm cũng làm cổng cưới lá dừa. Ảnh: Duy Tân
Đám cưới của mình, anh Tâm cũng làm cổng cưới lá dừa. Ảnh: Duy Tân
Tùy theo thời điểm, nhân lực làm cổng cưới được anh Tâm huy động khác nhau, góp phần tạo việc làm cho lao động trẻ tại địa phương. “Hầu hết là những anh chị em làm ruộng, vườn có thời gian rảnh rỗi hoặc muốn kiếm thêm thu nhập. Lúc thấp điểm thì cần 5 - 10 người, lúc cao điểm có gần 50 người cùng làm. Như mấy chị em khi tham gia làm thì tôi trả từ 20.000 - 30.000 đồng/tiếng, còn mấy bạn nam thì trả theo công sức các bạn bỏ ra từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày”, anh Tâm cho biết.

Một người nước ngoài thích thú trải nghiệm làm cổng cưới truyền thống cùng anh Tâm. Ảnh: Duy Tân
Một người nước ngoài thích thú trải nghiệm làm cổng cưới truyền thống cùng anh Tâm. Ảnh: Duy Tân
Ngoài cổng cưới, anh Tâm còn làm mâm quả trang trí bàn thờ gia tiên với đủ hình dáng đẹp mắt, sặc sỡ hoàn toàn từ nguyên liệu hoa, quả.
Hiện anh Tâm đã xây dựng thương hiệu cho mình là “Cổng cưới lá dừa Tâm Võ”. Sắp tới, anh mong muốn nhân rộng mô hình làm cổng cưới truyền thống, sẵn sàng hỗ trợ các bạn trẻ chưa có việc làm để có thu nhập.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.