(GLO)- Không rõ nghề ép mía, nấu mía đường có từ bao giờ, chỉ biết nó đã tồn tại từ lâu trong đời sống của người Việt vùng An Khê. Năm tháng qua đi, những vụ mía tấp nập, rộn ràng cũng vơi dần, nghề ép mía, nấu đường cũng dần mất đi vị thế. Không khí nhộn nhịp người ra người vào bên các lò mía, mùi vị ngọt ngào phảng phất hương thơm nước đường hay hình ảnh con trâu kẽo kẹt kéo che trong những vụ mùa thu hoạch mía, ép đường chỉ còn trong hoài niệm.
(GLO)- Nhà tôi trồng đám mía bên sông. Vào vụ thu hoạch, ba tôi chở mía cây tới lò để ép và nấu được 2 thùng đường đen. Số đường ấy, mẹ bán 1 thùng, còn 1 thùng để dành nhà ăn.
(GLO)- Sau Tết, khi những đám mía lác đác phất cờ, ngọn chỉ còn dăm chiếc lá mọc sít nhau như hình nan quạt là lúc quê tôi bước vào mùa che mía. Từng nhóm khoảng mươi nhà hùn nhau mướn 1 bộ che (dân làng gọi là “ông Che“), chọn địa điểm thuận tiện, dựng chòi, coi ngày tốt động thổ mở lò, rước “ông Che“. Một năm thu hoạch nhiều loại hoa màu nhưng riêng vụ mía thì phải cúng mở lò.
Ở vùng đất xa xôi Quế Sơn, Quảng Nam, những lò đường cuối cùng ở thủ phủ mía đường một thời vẫn dậy mùi thơm nức để giữ chút ngọt ngào vị quê, có bát chè đường trên mâm thờ ngày Tết.