(GLO)-Tin thế giới ngày 10-5 gồm những nội dung chính sau: Vatican công bố thời điểm tổ chức Thánh lễ tấn phong Giáo hoàng Leo XIV; Nga tố Ukraine phá hoại thỏa thuận ngừng bắn; Ấn Độ, Pakistan cáo buộc nhau pháo kích xuyên biên giới; Kỳ vọng và hoài nghi bao quanh đàm phán thương mại Mỹ-Trung...
(GLO)- Vài phút sau khi lệnh áp thuế của ông Trump có hiệu lực lúc 0h ngày 4/2, Trung Quốc công bố đòn thuế quan đáp trả, áp thuế 10-15% nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như than đá, dầu thô và ô tô kể từ ngày 10/2.
(GLO)- Tin thế giới ngày 18-1 gồm những nội dung chính sau: Nga đã giải phóng 63% lãnh thổ bị Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk; Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Donald Trump nhất trí thiết lập kênh liên lạc chiến lược; Mỹ sắp có tổng thống mới, châu Âu chuẩn bị kịch bản Ukraine theo nhiều cách...
Tại Lima (Peru), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí rằng con người chứ không phải trí thông minh nhân tạo (AI) là bên đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngoài việc bên này nói rõ cho bên kia biết về quan điểm chính sách của mình ra, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong thực chất đâu vẫn đấy như đến nay sau chuyến công du của thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman.
Theo tờ Financial Times, Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận khả năng tổ chức một cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị G20 vào tuần tới.
Kế hoạch “Hướng Tây“ mới kêu gọi đầu tư nguồn lực phát triển cho các tỉnh ở miền Trung và miền Tây Trung Quốc, nhằm giảm thiểu nguy cơ cô lập địa chính trị. Bản kế hoạch mới bao gồm một danh sách dài các dự án năng lượng, hạ tầng.
Sau những rủi ro và thiệt hại nặng nề do dịch tả heo châu Phi, hàng loạt startup thịt nhân tạo đã ra đời tại Trung Quốc. Các công ty Mỹ cũng bắt đầu nhắm tới thị trường to lớn này, nơi người dân gần như không thể thiếu thịt trong bữa ăn.
Tờ Washington Post mới đây đưa tin về vụ tự tử của nông dân Chris Dykshorn ở Platte, Nam Dakota, trong bối cảnh tỷ lệ tự tử gia tăng ở nông dân Mỹ do nhiều người bị dồn đến bước đường cùng vì cuộc chiến tranh thương mại của chính quyền Trump với Trung Quốc.
Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không mang tính tổng thể lâu bền. Tại sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Thương chiến Mỹ - Trung Quốc khiến cho sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản chuyển hướng tới các quốc gia Đông Nam Á, trong đó nổi lên là thị trường công nghiệp Việt Nam.
Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đang tới gần, câu hỏi đặt ra về những mối quan hệ ngoại giao của Washington sẽ quyết định phiếu bầu cử tri: Ai đang nắm lợi thế trong thương chiến Mỹ-Trung.
Cuộc chiến thương mại đã cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt khi Trung Quốc đồng ý mua đậu nành của Mỹ sau nhiều tháng, trong khi Tổng thống Donald Trump tạm hoãn đợt áp thuế tiếp theo nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc vừa mới tiếp tục hủy mua lô thịt lợn Mỹ lớn nhất từ trước đến nay với khối lượng lên tới 14.700 tấn. Dự báo, thịt lợn giá siêu rẻ từ Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam với giá chỉ 1 USD/kg (khoảng 23.238 đồng).
Đối với cả Mỹ-Trung Quốc, đòn tiền tệ này hiểm hóc và có tác động chính trị cũng như tâm lý rất lớn, nhưng lại bị hạn chế về thời gian và mức độ sử dụng.
Ông Peter Navarro, người giữ vị trí tư vấn cho Tổng thống Donald Trump, là một trong số ít nhân vật có tác động tới quyết định phát động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Theo đó, phía Mỹ cần có đạo luật thương mại công bằng với Trung Quốc và khởi xướng chiến tranh thương mại nếu cần.
Chính quyền Bắc Kinh được cho là đã tung thứ vũ khí kinh tế nguy hiểm nhất trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Vũ khí này từng làm thế giới rúng động trong một thời gian dài. Và lần này nhiều khả năng cũng không có ngoại lệ.
Hai hãng công nghệ lớn của Nhật là Sharp và Kyocera vừa tuyên bố đã hủy kế hoạch sản xuất LCD, laptop, máy photocopy.. màn hình đa năng cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và sẽ xây dựng nhà máy tại Việt Nam.