Mỹ Hòa bê tông hóa đường làng, ngõ xóm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 2 năm qua (2015 - 2016), xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ) đã tích cực đẩy mạnh phong trào bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Phong trào phát triển mạnh trên địa bàn xã, góp phần làm nên diện mạo nông thôn mới nhiều khởi sắc.

Đồng hành cùng nhân dân làm đường bê tông, ngoài 100% xi măng của tỉnh hỗ trợ, xã Mỹ Hòa có nghị quyết: Đối với các nhánh rẽ, đường cụt, nếu đủ 10 hộ trở lên, xã hỗ trợ 50% chi phí; từ 5 - 9 hộ, xã hỗ trợ 20% so với dự toán. Chủ trương và sự hỗ trợ của tỉnh, của xã như một luồng gió mới khơi dậy sức dân, đưa phong trào làm bê tông đường làng, ngõ xóm lan tỏa đều khắp 7/7 thôn của xã.

Nhà nhà tham gia

Ông Lê Văn Thể, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Mỹ Hòa, cho biết, sau khi được huyện đồng ý cho chủ trương áp dụng cơ chế đặc thù, xã đã tuyên truyền rộng rãi đến từng hộ dân về ý nghĩa của chương trình và cách thức thực hiện.

Ở Mỹ Hòa, đường bê tông đã vào tận nhà dân.

Ở Mỹ Hòa, đường bê tông đã vào tận nhà dân.

Mỗi một km đường đều do dân làm chủ đầu tư, dân kiểm tra, dân giám sát; qua đó, góp phần giảm 30% chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ gương mẫu đi đầu mà còn luôn sâu sát dân, kịp thời giải đáp những thắc mắc, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nhân dân trong quá trình thực hiện. Nhờ đó, đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đại bộ phận nhân dân. 

Ông Võ Văn Chánh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hội Khánh, cho hay: Xác định tiền đóng góp làm đường không mất đi mà là đầu tư cho chính gia đình mình có điều kiện sống tốt hơn, nên trừ những hộ neo đơn, già yếu, có hoàn cảnh khó khăn, còn lại người dân trong thôn đều đóng góp mỗi hộ từ 1,1 triệu đồng trở lên. Nhờ đó, đầu năm đến nay, đã có gần 2 km đường ngõ xóm trên địa bàn thôn đã được bê tông xi măng.

Ông Lê Văn Tài, Bí thư Chi bộ thôn Phước Thọ, cho biết, năm 2016, thôn đã bê tông hóa 5,7 km đường làng, ngõ xóm. Nhiều hộ đã đóng góp hàng chục triệu đồng để làm đường. Tiêu biểu trong số này có gia đình ông Huỳnh Nhì (88 tuổi).

Ông Nhì bộc bạch: “Tui nghĩ, được tỉnh hỗ trợ xi măng, xã cho thêm tiền, mà mình không làm, cứ chần chừ, thì biết chừng nào làm được. Lại nghĩ tới cảnh bà con mình chở lúa, chở kiệu bằng xe đạp, xe máy trên đường sụt lún, trơn trợt… nên gia đình tôi bàn nhau cứ làm, ai góp được thì góp, không góp thì coi như mình làm cho con cháu mình đi”. Thế là gia đình ông Nhì đã chi hơn 35 triệu đồng, cùng với địa phương, đổ bê tông trên 100 m đường qua nhà.

Trước kia, muốn qua nhà ông Phan Văn Hoàng và ông Võ Văn Hùng (ở thôn An Lạc 1), phải vượt qua hàng trăm mét bờ ruộng nhấp nhô, trơn trợt và nhỏ hẹp. Nay thì con đường này đã được thay bằng đường bê tông phẳng phiu, rộng 2,5 m. Vì đường chỉ đi qua nhà 2 hộ, không nằm trong diện được hỗ trợ của UBND xã, nên để làm con đường này, mỗi hộ đã đầu tư gần 40 triệu đồng. “Ở quê mà bỏ ra hơn cây vàng làm đường không phải ít. Nhưng cái giá này cũng rất đáng. Tiền rồi cũng hết, nhưng con đường thì tồn tại đời này qua đời khác” - ông Hoàng bộc bạch.

Xã Mỹ Hòa cũng huy động sự đóng góp của con em đang sinh sống và làm việc xa quê. Như ở xóm 5, thôn Phú Thiện, những người trong xóm sống xa quê đã đóng góp hơn 45 triệu đồng. Hay như con của ông Phạm Minh Cần (ở xóm 7, thôn Phú Thiện) đóng góp 10 triệu đồng… “Có những ruộng lúa, sào đậu chỉ còn dăm bữa nữa tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, nhưng để kịp tiến độ thi công công trình, bà con sẵn sàng thu hoạch sớm” - ông Trần Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Phú Thiện, cho biết.

Phát huy “đoạn đường nông dân tự quản”

Ở quê mà bỏ ra hơn cây vàng làm đường không phải ít. Nhưng cái giá này cũng rất đáng. Tiền rồi cũng hết, nhưng con đường thì tồn tại đời này qua đời khác

Qua hai năm bê tông hóa đường làng, ngõ xóm, người dân xã Mỹ Hòa đã hiến hơn 10.000 m2 đất, hơn 400 cây lâu năm, hơn 400 m tường rào các loại và đóng góp hàng tỉ đồng để làm đường. Chính sự đồng thuận, nhất trí cao từ nhân dân, chưa đầy 2 năm (2015 - 2016), Mỹ Hòa đã bê tông hóa hơn 41 km đường làng, ngõ xóm và là địa phương đứng đầu toàn huyện trong phong trào này. Không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, mà từ những con đường này, làng xóm như khoác lên mình một màu áo mới, khang trang hơn.

Để phát huy hiệu quả của những tuyến đường sau khi hoàn thành, Hội Nông dân xã Mỹ Hòa đã triển khai xây dựng mô hình Đoạn đường nông dân tự quản. Đầu tiên là tại thôn Phú Thiện, có chiều dài 1 km. Tại Đoạn đường nông dân tự quản, mỗi hộ dân được phát tờ rơi tuyên truyền về cách thức xây dựng, quản lý và bảo dưỡng đường, như không xả rác, phân súc vật, không để ứ đọng nước, giữ thông thoáng tầm nhìn…

Phát huy hiệu quả mô hình Đoạn đường nông dân tự quản tại thôn Phú Thiện, UBND xã Mỹ Hòa đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai nhiều Đoạn đường nông dân tự quản ở các thôn còn lại. Trước mắt, từ nay đến tháng 10.2016, sẽ hoàn thành xây dựng mô hình này tại thôn Hội Phú và thôn An Lạc 1; qua đó, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường ở xã nông thôn mới Mỹ Hòa.

THANH TRỌN - XUÂN LỘC 

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null