Miền núi: Thế mạnh chứ không phải thế yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 9 tháng năm 2018, cả nước có 73.103 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 48,1% so cùng kỳ năm trước. Lý giải tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, môi trường đầu tư kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Dù quy về một cửa nhưng muốn qua cửa đó có khi cần bôi trơn các cửa ngách mới thông.
Phân loại hạt điều tại Olam. Ảnh: Hà Duy
Phân loại hạt điều tại Olam. Ảnh: Hà Duy
Đó là một thực tế đáng quan tâm. Không loại trừ các yếu tố ngoại cảnh khác, như biến động trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng phải nói thật, cái “cửa ngách” cần bôi trơn đó là một “sáng tạo” mang “thương hiệu” Việt Nam. Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 có vẻ khó thành hiện thực khi chỉ còn 2 năm nữa mà số doanh nghiệp đang thực sự hoạt động của Việt Nam mới là 500.000. Sẽ có những doanh nghiệp mới ra đời, đồng thời nhiều doanh nghiệp tạm ngừng (hay ngừng hẳn) hoạt động, nhưng chỉ trong 9 tháng năm 2018 mà có tới 73.103 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì rất không bình thường. Nó phản ánh một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro. Và sự “sớm nở tối tàn” của nhiều doanh nghiệp không thể đi cùng với sự “vô can” của những bộ, ngành chức năng. Vụ Công ty Con Cưng mà sự can thiệp thô bạo, vô trách nhiệm của lực lượng Quản lý Thị trường vừa qua là một minh chứng cho môi trường kinh doanh nhiều khuất tất, mang lại tai vạ cho những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Khi những “cửa ngách” chưa được dẹp bỏ thì các doanh nghiệp chưa thể bình yên để kinh doanh. Chưa kể, rất nhiều rào cản trong kinh doanh vẫn còn hiện diện dù các bộ, ngành nói đang “tích cực” xóa bỏ, nhưng “phần chìm của tảng băng” vẫn là khá lớn, đủ sức kéo lùi sự phát triển bình thường trong kinh doanh.
Cạnh tranh trong kinh tế thị trường là động lực để phát triển. Nhưng đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh. Chính môi trường kinh doanh quyết định tính công bằng cho sự cạnh tranh lành mạnh đó. Nhưng muốn có cạnh tranh công bằng thì lực lượng chức năng phải thực hiện đúng trách nhiệm, xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, còn doanh nghiệp cũng phải biết “nói không” với cách thức làm ăn chụp giật, “nói không” với tiêu cực. Nhưng ở đời, muốn nói “không” khi những “cửa ngách” đòi “có” thật không dễ dàng. Ai cũng biết “bôi trơn” hay “hối lộ” là chuyện xấu hổ, nhưng nhiều khi “chẳng đặng đừng”, muốn được việc thì đành nhắm mắt mà làm. Làm sao gọi môi trường kinh doanh như thế là lành mạnh?
Dỡ bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý là tạo môi trường lành mạnh cho kinh doanh, nhưng những bộ, ngành trực tiếp liên quan lại làm rất chậm chuyện này. Không nói thì ai cũng hiểu, vì những “điều kiện kinh doanh” ấy, nói đúng là những rào cản ấy, lại là những “điều kiện đầu tiên” để các doanh nghiệp phải “biết điều”. Khi quy về một cửa nhưng vẫn còn “cửa ngách”, dỡ bỏ vài trăm điều kiện kinh doanh nhưng vẫn còn… vài trăm điều kiện khác tồn tại thì câu chuyện vẫn như cũ. Thủ tướng Chính phủ đã hơn một lần yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết theo đúng tiến độ, chất lượng đề ra nhưng công việc vẫn tiến hành rất chậm.
Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm đánh giá môi trường kinh doanh và thế mạnh thu hút đầu tư đã và đang trở thành một chỉ số phấn đấu của nhiều địa phương. Năm 2017, PCI của Gia Lai trên bảng xếp hạng cả nước đã tăng 3 bậc so với năm 2016, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 3 khu vực Tây Nguyên. Nhưng muốn phấn đấu đứng trong tốp 20 của cả nước vào năm 2020 thì Gia Lai còn rất nhiều việc phải làm. Gia Lai phải coi việc được xếp vào diện “tỉnh miền núi” của mình là một thế mạnh chứ không phải thế yếu. Phải tận dụng hết những “thế mạnh miền núi” để phát triển địa phương, đồng thời vượt lên khỏi những hạn chế do là tỉnh miền núi, tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Với lợi thế cạnh tranh thì “miền núi” có hai mặt: thuận lợi và khó khăn. Gia Lai hoàn toàn hiểu rõ hai mặt đó của mình để phấn đấu tìm lợi thế trong cạnh tranh về môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư. Biết mình đang ở đâu, cần cái gì, có cái gì và thiếu cái gì là đã tự ý thức trong kinh doanh của một doanh nghiệp, và cũng là tự ý thức trong phấn đấu vươn lên của một tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI không chỉ dành cho các địa phương, nó có thể dành cho từng doanh nghiệp. Trước, chúng ta hay dùng chữ “thi đua”, bây giờ thì dùng chữ “cạnh tranh”, nội dung cũng vậy thôi. 
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này