Mạnh tay với "Vàng tặc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa luôn là nỗi nhức nhối với cơ quan chức năng địa phương. Sáng 7-7, đoàn công tác liên ngành của thị xã chính thức xuất quân truy quét “vàng tặc” trong một “chiến dịch” kéo dài 3 tháng với hy vọng chấm dứt hoàn toàn tình trạng trên.

Như Báo Gia Lai đã phản ánh trong bài viết “Bãi vàng giữa rừng sâu”, từ năm 2010 đến nay, tại tiểu khu 1288, thuộc lâm phần quản lý của UBND xã Ia Rbol đã xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép. Đây là địa bàn vùng núi đồi hiểm trở chỉ có thể đi bộ hoặc đi xe gắn máy. Từ quốc lộ 25 rẽ vào phải mất hơn 3 tiếng mới đến được bãi vàng trong khi từ xã Ea Hiao (huyện Ea Hleo, huyện Đak Lak) chỉ cần 30 phút là tới nơi. Bởi vậy, các đối tượng khai thác vàng trái phép chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn này và một số người từ Thái Nguyên, Cao Bằng… Ban đầu chỉ là một số nông dân khai thác tự phát, thủ công sau đó một số đối tượng tiếp tục mang máy móc lên khai thác với quy mô lớn hơn. Thời điểm đông nhất có khoảng hơn 20 người khai thác.

 

Một lán trại do “vàng tặc” dựng lên tại khu vực này. Ảnh: L.V.N
Một lán trại do “vàng tặc” dựng lên tại khu vực này. Ảnh: L.V.N

Trước tình hình này, cơ quan chức năng thị xã đã thành lập các đoàn liên ngành nhiều lần truy quét với biện pháp vừa phá bỏ, tiêu hủy công cụ, phương tiện để khai thác vàng, vừa tuyên truyền vận động các đối tượng từ bỏ khai thác. Qua mỗi lần truy quét, các đối tượng đều chấp hành mà không có hành vi chống đối. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tại khu vực này lại xuất hiện một số đối tượng khác tiếp tục vận chuyển máy móc lên lập lán trại, đào hầm để khai thác. Thời điểm P.V Báo Gia Lai có mặt tại bãi vàng, đã có nhiều hầm vàng bị cơ quan chứng năng lấp, một số máy móc hư hỏng do bị phá hủy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, “vàng tặc” vẫn tiếp tục đào thêm các hầm mới khiến một vùng lưng chừng núi bị đào bới nham nhở.

Theo tin từ Công an thị xã Ayun Pa, qua công tác trinh sát nắm tình hình, hiện nay tại tiểu khu 1288 vẫn còn 5 lán trại gồm có 8 người đang khai thác vàng trái phép là: Nông Văn Thảo (SN 1960), Triệu Văn Hiền (SN 1970), Lý Tài Phúc (SN 1978), Nguyễn Văn Năm (SN 1991), Ngô Văn Chỉnh (SN 1966), Nông Văn Tỉnh (SN 1970), Nguyễn Văn Dũng (SN 1960) và Ma Hương (SN 1960). Tất cả đều trú tại thôn 7A, xã Ea Hiao, huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak. Bên cạnh đó, có 2 lán trại tuy không có người ở nhưng vẫn có vật dụng sinh hoạt cá nhân. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện 1 hầm mới, 8 hầm cũ, 2 máy nổ Đông Phong, 1 máy nghiền đá, 1 bình oxy, 1 đường ống dài kéo từ suối lên các lán trại để đãi vàng cùng nhiều dụng cụ phục vụ việc khai thác vàng trái phép.

Sáng 7-7, đoàn công tác liên ngành do Công an thị xã chủ trì đã mở đầu đợt truy quét bãi vàng. Thời gian của đợt truy quét này dự kiến sẽ kéo dài 3 tháng, đây là khoảng thời gian truy quét dài nhất từ trước đến nay. Theo kế hoạch, trong thời gian này, đoàn liên ngành sẽ đến khu vực này để tổ chức vận động các đối tượng tự tháo dỡ các lán trại và thu dọn toàn bộ công cụ, phương tiện khai thác vàng ra khỏi khu vực để trở về địa phương. Nếu các đối tượng ngoan cố, không chấp hành thì đoàn liên ngành sẽ tập trung lực lượng khống chế bắt giữ.

Bên cạnh đó, đoàn sẽ tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế, đưa đối tượng cầm đầu (chủ hầm) về thị xã để xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời tiến hành lập biên bản tịch thu buộc tiêu hủy các công cụ, phương tiện khai thác vàng trái phép và phá hủy các hầm vàng đã đào. Đoàn liên ngành cũng “cắm trại” suốt trong thời gian 3 tháng để giám sát, quản lý địa bàn, không để các đối tượng hoạt động khai thác vàng trái phép trở lại. Sau khi truy quét, ổn định tình hình thì giao cho UBND xã Ia Rbol và kiểm lâm địa bàn tiếp tục giám sát, chịu trách nhiệm quản lý, kiên quyết không để tình trạng khai thác vàng tái diễn.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.