(GLO)- Khi nắng chiều vừa tắt, tiếng chuông điện thoại của cán bộ Đội Công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông) lại reo vang. “Thầy ơi, tối nay lớp mình học không?”. “Có chứ em, không học sẽ quên mặt chữ đấy”. Cuộc hỏi-đáp qua điện thoại giữa những “thầy giáo quân hàm xanh” và người dân ở khu dân cư suối Khôn vẫn tiếp nối từ ngày này sang ngày khác, để lớp xóa mù chữ cho bà con được duy trì đều đặn.
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, lưng đã còng nhưng đôi chân của bà giáo Nguyễn Thị Ba Hằng ngày vẫn rong ruổi khắp các con đường ở TP Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, bán từng tờ vé số để kiếm tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương. Động lực cháy bỏng duy nhất của bà giáo là làm sao để những đứa trẻ, những mảnh đời cơ cực có cơ hội học chữ, đổi đời...
Căn phòng trọ mỗi buổi tối đều rộn rã âm thanh nói cười cùng tiếng giảng bài trầm bổng từ lớp học miễn phí của người thầy vốn là công nhân. Những đứa trẻ đến lớp đều mang một số phận buồn.
(GLO)- “Khi ông mặt trời đi ngủ/Mẹ đến lớp, bên ánh đèn/Bản làng em rộn vang tiếng hát“. Có một lớp học đặc biệt như lời hát diễn ra hàng đêm ở làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Cả thầy và trò cũng rất đặc biệt khi cô là công chức xã, còn trò là những phụ nữ Bahnar học làm mẹ, làm bà trước khi học con chữ.
Ở xóm vạn chài giữa lòng hồ Trị An có một chiếc bè rất đặc biệt. Đó không phải nơi sinh sống của ngư dân mà là lớp học tình thương của đại đức Thích Chơn Nguyên - người dìu dắt từng cảnh đời bé thơ.
(GLO)- Tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nhưng lại không có duyên trở thành giáo viên đứng lớp chính thức, cô Mlê (SN 1992) vẫn giữ vẹn tình yêu với nghề khi mở lớp học miễn phí cho hàng chục học sinh Bahnar làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku.
“Có lần cả lớp đang say sưa học bài thì một em hét ầm lên rồi bỏ chạy ra sân, mấy cô giáo phải “đánh vật“ mới đưa được em này trở lại lớp. Đối với chúng tôi, các em được sống, được phát triển như những đứa trẻ bình thường đã là món quà quý giá nhất trong Ngày Nhà giáo Việt Nam rồi !“, cô H'Dôn, giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục và hòa nhập tỉnh Đắk Nông tâm sự.
(GLO)- Chiếc xe công nông từ từ tiến về phía gốc cây to chỗ khoảnh đất trống gần làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện), cách suối Cheng Leng chừng 1 km. Xe đỗ lại, một đám trẻ ùa tới. Miệng chào, tay bấu vào thành xe, đám trẻ đu người lên thùng xe công nông. Một lúc sau, có người đàn ông cõng thêm 1 đứa trẻ và dắt tay 1 đứa trẻ khác tới, chúng nhanh chóng được bế lên thùng xe. Xe công nông nổ máy chở đám trẻ về Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nay Der (xã Chư A Thai). Chiếc xe lọc xọc chạy trên con đường gập ghềnh, lũ trẻ bổ nhào mọi hướng vì liên tục gặp ổ gà.
(GLO)- Sở dĩ, chúng tôi gọi đây là lớp học đặc biệt bởi các em học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau và mỗi em đều mang trên mình những khiếm khuyết nhất định, em thì bị tự kỷ, em lại bị thiểu năng trí tuệ, có em bị thể co cứng múa vờn... Gần 5 năm gắn bó với lớp học, cô giáo H'Khuin luôn thấu hiểu những thiệt thòi mà các em đang gánh chịu và dạy dỗ các em bằng tấm lòng của người mẹ hiền.