Cô giáo của lớp học đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở dĩ, chúng tôi gọi đây là lớp học đặc biệt bởi các em học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau và mỗi em đều mang trên mình những khiếm khuyết nhất định, em thì bị tự kỷ, em lại bị thiểu năng trí tuệ, có em bị thể co cứng múa vờn... Gần 5 năm gắn bó với lớp học, cô giáo H’Khuin luôn thấu hiểu những thiệt thòi mà các em đang gánh chịu và dạy dỗ các em bằng tấm lòng của người mẹ hiền.

Lý giải cơ duyên gắn bó với công việc giảng dạy cho trẻ em đặc biệt, cô H’Khuin trải lòng: “Ngay từ nhỏ, mình đã thích được làm cô giáo. Lớn hơn một chút, thấy trong làng có một số em vừa sinh ra đã mắc chứng bại não, bị liệt… mình lại muốn sau này trở thành giáo viên để giúp các em đó vượt qua nghịch cảnh!”. Tuy nhiên, quyết định thi vào Khoa Giáo dục đặc biệt (Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương) của H’Khuin ngay từ đầu đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình, bạn bè với lý do, ngành học đó sau này rất khó xin được việc làm, thậm chí khó lấy chồng và sợ sau này sinh con sẽ bị ảnh hưởng… Nhưng bằng tình yêu với các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn, H’Khuin đã quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi giấc mơ đến cùng.

 

Cô giáo H’Khuin hướng dẫn em Nguyễn Kim Phụng học bài. Ảnh: A.H
Cô giáo H’Khuin hướng dẫn em Nguyễn Kim Phụng học bài. Ảnh: A.H

Năm 2012, Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai được thành lập, cô H’Khuin xin vào làm công tác nuôi dưỡng, giảng dạy và gắn bó cho đến nay. Cô H’Khuin chia sẻ: “Dù đã chuẩn bị tâm lý khá tốt, nhưng khi tiếp cận công việc, làm quen với các em, mình vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhất là khi các em lên cơn động kinh, co giật; hay có em bị mắc chứng tăng động la hét, đập phá đồ đạc; có em không tự chủ được hành vi, tự tụt quần và vệ sinh ngay tại lớp…”.

Cũng theo cô H’Khuin, thời gian đầu, cứ vài ngày, Trung tâm lại phải kêu thợ đến thông bồn cầu vì các em có chung sở thích là bốc đất trộn với xà phòng trét đầy vào trong bồn cầu; hay có em xin cô đi vệ sinh nhưng vào trong đó rồi tắm, nghịch nước mãi không ra… “Bây giờ, mình thuộc tính cách của từng em, các tình huống cũng đều gặp qua nên không còn bị “sốc” như trước nữa. Hơn nữa, qua thời gian, các em đều có sự tiến bộ rõ rệt, không còn chạy nhảy, la hét, đập phá đồ đạc trong giờ học như trước…”-cô H’Khuin cười. Đặc biệt, một số em như: Thế Tùng bị dị tật co cứng múa vờn, không làm chủ được đôi tay, khi mới vào không hiểu những gì cô nói nhưng giờ đã có thể nhận biết được chữ cái, con số; Đoàn Anh Hải bị tự kỷ cứ ngồi cắn áo quần, thậm chí đánh bạn, nhưng qua 6 tháng nuôi dưỡng, học tập tại Trung tâm đã chịu ngồi lắng nghe cô phát âm và bắt chước…

Với cô H’Khuin, để gần gũi với các em, giúp các em thay đổi nhận thức, hành động, ngoài tình yêu thương vô hạn thì bản thân phải luôn kiên trì, nhẫn nại vì các em tiếp thu còn chậm và nhanh quên. Ngay cả khi các em làm sai, cũng cần phải kiên trì trong áp dụng mức phạt để lâu dần các em sẽ nhận ra rằng, làm sai sẽ bị cô phạt và bị phạt là xấu hổ với các bạn trong lớp.

 

Ông Nguyễn Kim Hưng-Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai: “Cô H’Khuin là người rất có trách nhiệm, biết quan tâm, yêu thương và chăm sóc các cháu. Cô luôn tận tình nuôi dưỡng, động viên, hướng dẫn các cháu sớm hòa đồng, nhanh nhẹn, hoạt bát, biết giữ vệ sinh nơi ở, khuôn viên Trung tâm. Các phụ huynh gửi con đến đây đều hết mực tin tưởng cô”.

Vốn là lớp học với toàn học sinh đặc biệt nên mỗi khi thời tiết thay đổi, việc quản lý, nuôi dạy các em cũng hết sức… đặc biệt, vì “có ngày nắng quá, một số em cứ ngồi cười miết không biết mệt”-cô H’Khuin cho hay. Những ngày như thế, thay vì dạy các em theo chương trình, cô phải đáp ứng yêu cầu được học hát, được nghe nhạc… của các em.

Trong lớp học đặc biệt này, em Nguyễn Kim Phụng (12 tuổi) và em Đỗ Lê Thảo Nhung (15 tuổi) được coi là may mắn hơn các bạn vì có thể nói năng, đi lại như người bình thường. Tuy nhiên, việc tiếp thu kiến thức của cả hai đều chậm vì mắc chứng bệnh chậm phát triển trí não, riêng Nhung còn bị thị lực kém. Sau gần 4 năm kiên trì giữa cô và trò, đến nay, Nhung đã có thể tự viết chữ, học làm toán và về nhà còn biết phụ cha mẹ quét nhà, rửa chén, phơi áo quần… “Con thương cô lắm! Chị gái của con quậy lắm, hay khóc hay cười, rồi còn xé đồ đạc nữa mà cô không bao giờ quát hay đánh cả”-Phụng nhanh miệng. Chị gái mà Phụng nói đến là Ngọc Yến, cũng theo học ở Trung tâm gần 3 năm qua. Nếu Phụng nhanh nhẹn thì ngược lại Yến hay khóc-cười bất chợt, việc ăn uống, vệ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo và các nhân viên tại Trung tâm…

Có lẽ, hạnh phúc lớn nhất của cô giáo H’Khuin là mỗi ngày được làm công việc mình yêu thích, được chứng kiến các em biết thêm một việc, học thêm một chữ và phụ huynh mỗi khi đưa-đón con quan tâm, hỏi han cô giáo về sự thay đổi của con em mình.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.
Hiệu quả từ mô hình "Vườn rau em chăm"

Hiệu quả từ mô hình "Vườn rau em chăm"

(GLO)- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp trong trường học đó là những lợi ích thiết thực của mô hình “Vườn rau em chăm“ ở Liên đội Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai đã mang lại cho học sinh hơn 10 năm qua.
Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

(GLO)- Gần đây, sau hàng loạt sai phạm ở các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, các nhà quản lý đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề và nhận thấy các hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có nguồn gốc từ việc thiếu dân chủ trong các trường học mà ra, mặc dù, những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quy chế dân chủ trong hệ thống học đường.
Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

(GLO)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra từ ngày 21-6 đến 24-6 với cam kết của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là sẽ dành phần khó về mình còn phần thuận lợi là của thí sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

(GLO)- Ở thời điểm mà khái niệm “công dân toàn cầu“ không còn quá xa lạ, chuyện nhiều gia đình Việt chọn sống và làm việc tại nước ngoài đang dần không còn là chuyện hiếm. Song, việc con cái trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng đặt ra cho các bậc phụ huynh những câu hỏi khó về việc hòa nhập, thích nghi nhưng vẫn duy trì bản sắc.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1“-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.
Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.