“Loạn” tranh chấp đất giữa người dân và doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cao su, trên địa bàn huyện Chư Pưh có hơn 5.000 ha rừng nghèo được UBND tỉnh phê duyệt chuyển giao cho 5 doanh nghiệp lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai dự án, đã xảy ra tình trạng người dân ồ ạt lấn chiếm đất của các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Chiếm đất dự án

Từ năm 2008 đến nay, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại 289 (TP. Hồ Chí Minh) được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi trên 548 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Ia Phang, huyện Chư Pưh sang trồng cao su. Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện dự án, các hộ dân xã Ia Phang, Ia Le đã vào khu vực dự án lấn chiếm đất trái phép để canh tác, cản trở đơn vị khai hoang, nhiều lần xảy ra xô xát giữa các hộ dân và nhân viên Công ty.

Đến thời điểm này, tại các tiểu khu 1114, 1117 được UBND tỉnh giao cho Công ty 289 đầu tư dự án trồng cao su đã có hơn 146 ha đất bị 63 hộ dân lấn chiếm. Dù chính quyền địa phương và Công ty nhiều lần tuyên truyền, vận động, nhưng tình trạng này không những không chấm dứt mà có xu hướng lan rộng…

 

Người dân dựng chòi làm rẫy trong đất dự án. Ảnh: Lê Anh
Người dân dựng chòi làm rẫy trong đất dự án. Ảnh: Lê Anh

Cùng chung cảnh ngộ, gần 4 năm qua, Công ty CPTĐ Đức Long “đau đầu” tìm cách giải quyết nhưng chưa thể đòi lại 78 ha đất tại xã Ia Blứ bị dân lấn chiếm để canh tác. Còn tại xã Ia Le, Công ty Trường Thịnh, Công ty Lê Khanh cũng phải đứng nhìn 22 ha đất được giao để thực hiện dự án trồng rừng của đơn vị mình bị lấn chiếm; một số diện tích người dân đã xây dựng nhà ở, lập ranh giới sinh sống ổn định... Với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dù đã nhiều lần đối thoại, nhượng bộ các hộ dân, chấp nhận để họ canh tác trên diện tích 24 ha đã lấn chiếm trước đó, nhưng vẫn chưa thể giải quyết được tranh chấp, khi diện tích đất của Tập đoàn bị lấn chiếm tiếp tục nới rộng lên 44 ha.

Tình trạng này kéo dài đã khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai đầu tư các hạng mục của dự án; đồng thời làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn huyện Chư Pưh.  

“Phép vua” thua lệ làng?

Qua kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng huyện Chư Pưh, trong tổng số gần 300 ha đất người dân lấn chiếm của các dự án có hơn 50% diện tích người dân canh tác trước thời điểm triển khai dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su (trước năm 2008). Trong quá trình xử lý, các hộ dân đều cho rằng, diện tích đất trên được canh tác từ thời cha ông để lại, nên không chấp nhận trả đất cho doanh nghiệp. Để tìm lối thoát, một số doanh nghiệp chấp nhận để người dân xen canh cây ngắn ngày trên diện tích đất trồng cao su, đồng thời thỏa thuận đền bù công khai hoang và tạo điều kiện cho người dân vào làm công nhân cho các công ty. Nhưng với phong tục tập quán và tập tục canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, những giải pháp trên vẫn chưa thể đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất dự án ngày càng phức tạp tại Chư Pưh cũng có phần lỗi của các doanh nghiệp. Ông Lưu Trung Nghĩa-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết: “Trong quá trình tư vấn, lập hồ sơ dự án của một số doanh nghiệp chưa khớp với thực tế, không phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất của người dân. Một số dự án không đầu tư đúng theo cam kết, năng lực tổ chức sản xuất của doanh nghiệp chậm, thiếu sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh về tầm quan trọng của việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, cũng như trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát. Thậm chí một số doanh nghiệp không lập phương án đền bù công khai hoang và hoa màu trên đất cho nhân dân…”. Bên cạnh đó, một số đối tượng xấu đã lợi dụng chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su để lấn chiếm đất dự án, đồng thời kích động nhân dân giữ đất, khiến tình hình trở nên phức tạp.  

Để cân bằng quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, trong thời gian qua, huyện Chư Pưh cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên về diện tích đất các hộ dân canh tác trước năm 2008 cần để lại cho dân sản xuất. Diện tích các hộ dân canh tác từ năm 2009 đến nay, doanh nghiệp phải thỏa thuận đền bù chi phí khai hoang và cho thu hoạch hoa màu, sau đó các hộ sẽ trả lại đất. Bằng nguồn kinh phí của mình, huyện đã thuê tư vấn đo vẽ thực địa, tìm những nguồn đất sản xuất mới để kiến nghị cấp cho những hộ dân thực sự thiếu đất sản xuất…

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cũng nên tiến hành rà soát, kiểm tra năng lực tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp được cấp dự án. Nếu đơn vị nào không thực hiện đúng tiến độ như cam kết, cần có hình thức xử lý, thu hồi dự án theo quy định của pháp luật. Vì thực tế, trong số hơn 5.000 ha giao cho các doanh nghiệp, vẫn còn rất nhiều diện tích khai hoang rồi bỏ trống, thiếu quản lý, tạo điều kiện cho các hộ dân lấn chiếm, dẫn đến tranh chấp.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.