Loan tin thất thiệt vụ thiếu nữ tử vong ở trường để tăng tương tác Facebook

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 2.7, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã triệu tập T.T.H (25 tuổi, huyện Cư M'Gar) loan tin sai sự thật thiếu nữ chết trong lớp học (ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) cách đây ít ngày là do thầy giáo cưỡng hiếp, giết gây hoang mang dư luận.

Hiện trường nơi thiếu nữ tử vong cách đây ít ngày tại huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: T.X
Hiện trường nơi thiếu nữ tử vong cách đây ít ngày tại huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: T.X
Trước đó, ngày 19.6, người dân phát hiện thiếu nữ 17 tuổi ở buôn Wing, xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar tử vong trong lớp học của một trường tiểu học trên địa bàn xã. Thi thể nạn nhân đang trong quá trình phân hủy.
Được biết, thiếu nữ này có biểu hiện về bệnh tâm thần và đã bỏ nhà đi từ nhiều ngày trước đó. Gia đình có đến chính quyền trình báo và các lực lượng đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Mặc dù vụ việc đang trong quá trình điều tra làm rõ nhưng khoảng 14h ngày 24.6, H. thấy trên mạng xã hội xuất hiện trang đưa tin trên mạng xã hội tải bài viết với tiêu đề “Phát hiện thi thể thiếu nữ 17 tuổi tại lớp học ở Đắk Lắk đang phân hủy, nạn nhân bị thầy giáo hiếp dâm…”.
Sau khi đọc xong bài viết này, H. đã chia sẻ về trang Facebook cá nhân của mình và kèm theo dòng tiêu đề “Hiếp rồi làm ơn thả người ta về. Loại ác ôn”.
Sau khi H. đăng tải, bài viết này được cộng đồng mạng chia sẻ, lan truyền nhanh trên mạng xã hội, gây tâm lý hoang mang, phẫn nộ cho người dân.
Vào cuộc xác minh, lực lượng chức năng xác định, nội dung H. đăng tải hoàn toàn sai sự thật.
Vì H. đang bán hàng Online nên đã đăng bài viết nhằm mục đích thu hút nhiều người biết và tương tác lên trang Facebook của mình.
Tại cơ quan Công an, sau khi được giải thích, H. đã nhận ra việc làm sai trái của mình, gỡ bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.