Loại rau rừng mọc hoang trước chẳng ai ngó ngàng tới nay được săn lùng từng tí một để làm vô số đặc sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các món ngon từ loại rau rừng đọt mây gai Đắk Lắk chắc chắn sẽ khiến chuyến hành trình khám phá ẩm thực Tây Nguyên thêm phần đặc sắc. Hương vị ngọt bùi, đăng đắng đan xen của loại rau rừng đặc sản này, nướng hay ăn cùng các loại thịt, cá khô thì còn gì bằng.
Đọt gai mây - Loại rau rừng mọc hoang
Nhắc đến Đắk Lắk, bên cạnh những địa điểm tham quan hấp dẫn như Thác Thủy Tiên, hồ Ea Kao, núi Đá Voi Mẹ, sao có thể bỏ qua các loại rau đặc sản núi rừng Tây Nguyên sở hữu vị đắng đặc trưng. Giữa những món quen thuộc chế biến từ cà đắng, măng le..., nổi bật nhất có lẽ phải kể đọt mây gai. Mây gai là loài cây "sống đời" với cao nguyên, vốn mọc hoang chằng chịt. Người đồng bào thường dùng cây này để đan lát, trong khi Đọt mây gai Đắk Lắk hay còn gọi là đọt mây rừng thì được hái về để làm thành vô số món ngon thú vị.

Đọt mây gai Đắk Lắk là một trong những món ngon đặc sản của núi rừng Tây Nguyên sở hữu hương vị đăng đắng, nhôn nhốt đan xen, ăn vào the the đầu lưỡi
Đọt mây gai Đắk Lắk là một trong những món ngon đặc sản của núi rừng Tây Nguyên sở hữu hương vị đăng đắng, nhôn nhốt đan xen, ăn vào the the đầu lưỡi
Theo lời người dân địa phương, tuy bạn có thể tìm thấy cây mây gai ở bất cứ đâu nhưng sở dĩ nói món ăn được chế biến từ loại nguyên liệu này quý hiếm là bởi vì muốn nấu, họ phải vào rừng sâu, đi cả ngày trời tìm kiếm những đọt mây tươi ngon nhất. Có như vậy thì món ăn mới sở hữu hương vị đăng đắng vừa phải lại thơm lừng, đã thử qua một lần liền nhớ mãi.

Mây gai vốn là loại rau rừng mọc hoang, nhưng muốn món ăn chế biến từ thức nguyên liệu này chuẩn vị, người đồng bào phải lên tận rừng sâu để lựa chọn và gùi về những đọt mây tươi ngon nhất
Mây gai vốn là loại rau rừng mọc hoang, nhưng muốn món ăn chế biến từ thức nguyên liệu này chuẩn vị, người đồng bào phải lên tận rừng sâu để lựa chọn và gùi về những đọt mây tươi ngon nhất
Loại rau rừng mọc hoang được nâng tầm thành đặc sản
Muốn chế biến món ăn từ đọt mây gai Đắk Lắk, người đồng bào sẽ vào tận rừng sâu, tìm kiếm những đọt mây tươi, sau đó chặt thành nhiều khúc ngắn và gùi về. Đọt mây đúng chuẩn để làm món ăn là khi tước bỏ phần vỏ gai cứng bên ngoài sẽ lộ ra đọt non tơ, bụ bẫm, tốt nhất là dài khoảng 3 đến 4 gang tay. Công đoạn này yêu cầu sự cẩn thận vì rất dễ bị gai đâm. Xong xuôi, đọt mây sẽ được mang đi nướng cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu. 

Đọt mây gai Đắk Lắk sau khi chặt thành khúc nhỏ mang về sẽ được người đồng bào tước bỏ phần vỏ gai và lá, để lộ ra phần thân mây trắng ngần, nhẵn bóng.
Đọt mây gai Đắk Lắk sau khi chặt thành khúc nhỏ mang về sẽ được người đồng bào tước bỏ phần vỏ gai và lá, để lộ ra phần thân mây trắng ngần, nhẵn bóng.

Từ những đọt mây gai có vị đăng đắng đã được sơ chế, chúng ta có thể biến tấu thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn như đọt mây nướng, xào, nấu cháo, nấu lẩu...
Từ những đọt mây gai có vị đăng đắng đã được sơ chế, chúng ta có thể biến tấu thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn như đọt mây nướng, xào, nấu cháo, nấu lẩu...
Khác với nhiều món ăn đặc sản đòi hỏi công đoạn chế biến có phần công phu hơn như gỏi đu đủ kiến lửa Buôn Ma Thuột, lẩu cá lăng..., đọt mây gai Đắk Lắk trắng ngần, có vị đăng đắng đầu lưỡi sau khi sơ chế có thể dễ dàng nấu chung với nhiều loại thực phẩm khác nhau như cá, thịt, mắm... Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên rất ưa chuộng loại rau rừng chế biến với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp.
Ngoài ra, nguyên liệu này còn có thể biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn như đọt mây nấu cháo, nấu lẩu, xào thịt bò, hầm xương hoặc giã nát rồi nấu với cá khô, lá nhíp trong ống tre... Nổi bật và được yêu thích nhất là món đọt mây nướng than hồng hoặc than hoa, chấm với muối hột dầm ớt hiểm (ớt thóc), vắt thêm chút nước chanh, cắn một miếng vừa thơm lại rất giòn.

Tuy có hương vị đắng hơn so với đọt mây xào nhưng đọt mây gai Đắk Lắk được người dân địa phương ưa chuộng nhất là nướng với than hoa hoặc than hồng.
Tuy có hương vị đắng hơn so với đọt mây xào nhưng đọt mây gai Đắk Lắk được người dân địa phương ưa chuộng nhất là nướng với than hoa hoặc than hồng.
Chấm đọt mây gai đã nướng giòn tan, thơm lừng với muối hột dằm ớt hiểm (ớt thóc), vắt thêm chút chanh thì còn gì ngon bằng.
Chấm đọt mây gai đã nướng giòn tan, thơm lừng với muối hột dằm ớt hiểm (ớt thóc), vắt thêm chút chanh thì còn gì ngon bằng.
Đọt mây nướng nhìn chung thường có vị đắng hơn các loại hình chế biến khác, nhưng chính nhờ vị đắng này mà người thưởng thức mới có thể cảm nhận được trọn vẹn hương trị đặc trưng của đọt mây. Nếu ăn xong đọt mây mà húp thêm một muỗng canh thụt (hay còn gọi là canh bồi, canh đại ngàn) thì còn gì hợp lý bằng. Đọt mây đọng lại ở cổ họng vị the the, có chút đắng, bùi và mát - một hỗn hợp hương vị khó cưỡng cứ đượm giọng mãi không thôi.

Ghé lại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đừng ngần ngại thử ngay món ngon được chế biến từ đọt mây gai đặc sản.
Ghé lại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đừng ngần ngại thử ngay món ngon được chế biến từ đọt mây gai đặc sản.
Đọt mây gai Đắk Lắk là một trong những loại rau rừng chế biến được thành vạn món ngon đặc sản núi rừng Tây Nguyên sở hữu hương vị đăng đắng pha lẫn chút nhôn nhốt khó cưỡng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm ẩm thực mới lạ khi thưởng thức qua các món ăn chế biến từ thức nguyên liệu quý hiếm này. 
Người Ê Đê cho rằng, đọt mây gai Daklak có công dụng giải độc rượu, trị đầy hơi, chướng bụng. Trong khi theo cuốn "Những cây thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi, ăn đọt mây rất tốt cho sức khỏe, có thể trị được các bệnh như bệnh sốt rét, tiêu chảy, đường ruột... Do đó, món ăn chế biến từ đọt mây không chỉ được ưa chuộng bởi người vùng miền, mà còn đặc biệt thu hút các bạn từ phương xa ghé đến đây du lịch.
Theo An Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm