Ngày 11.12, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, xảy ra liên tiếp 4 trận động đất - trong đó trận động đất cường độ 3,4 độ richter gần khu vực thủy điện Thượng Kon Tum.
Vị trí chấn tâm ở huyện Kon Plông. Ảnh Viện Vật lý địa cầu
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 5h40 sáng cùng ngày xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,4 độ richter, tại vị trí có tọa độ 14.851 độ vĩ Bắc, 108.246 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.0 km.
Động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trước đó vài giờ cùng ngày cũng đã xảy ra các trận động đất liên tiếp khác gồm: trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 00h41 tại tọa độ 14.738 độ vĩ Bắc, 108.412 độ kinh Đông, mạnh 2,8 độ richter.
Trận động đất thứ 2 xảy ra lúc 00h45 tại vị trí có tọa độ 14.738 độ vĩ Bắc, 108.412 độ kinh Đông, mạnh 3,3 độ richter.
Trận động đất thứ 3 xảy ra lúc 2h28 tại tọa độ 14.733 độ vĩ Bắc, 108.398 độ kinh Đông, mạnh 2,9 độ richter
Sau khi thủy điện Thượng Kon Tum (thủy điện lớn ở khu vực Tây Nguyên có vốn đầu tư khoảng 9.500 tỉ đồng) đi vào hoạt động, từ năm 2021 đến nay xảy ra hàng trăm trận động đất lớn nhỏ, ảnh hưởng tới đời sống người dân.
Chính quyền địa phương đã diễn tập, tuyên truyền người dân ứng phó với động đất, tránh hoang mang lo lắng.
Ngày 30.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin vừa phát hiện một cháu bé 4 tuổi bị rơi xuống giếng sâu, tử vong.
Rừng không chỉ là "lá phổi xanh" mà còn tạo sinh kế cho nhiều hộ gia đình, người lao động ở Đắk Nông có thêm điều kiện để giữ rừng , cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.
Đắk Lắk không chỉ tự hào là thủ phủ cà phê, mà trên vùng cao nguyên này còn có những cánh đồng lúa bao la, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và tổng sản lượng lương thực trên 1,2 triệu tấn/năm của tỉnh.
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra hàng loạt vụ tai nạn, người dân bị thương do pháo nổ, cá biệt một số trường hợp rất nghiêm trọng.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh được Trung ương ưu tiên nguồn lực thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Những ngày này người dân, du khách và Phật tử khắp nơi về Tu viện Bát Nhã, nơi được xem là tu viện đẹp nhất TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), để đi lễ chùa, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Thay vì sum họp bên gia đình những ngày Tết, giữa núi rừng hùng vĩ trên núi Ngọc Linh ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) nhiều công nhân vẫn miệt mài bám núi, bám rừng để tuần tra, chăm sóc những khu vườn sâm Ngọc Linh...
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đắk Lắk đang thu hút rất đông khách du lịch từ khắp các tỉnh thành đến tham quan, khám phá trong những ngày Tết Nguyên Đán 2023.
Nhắc đến đặc sản Tây Nguyên, nhiều người sẽ nhớ đến và trầm trồ với các món ăn được chế biến từ cá lăng đuôi đỏ - loài đặc trưng của dòng sông chảy ngược duy nhất trên Tây Nguyên: Sông Sêrêpốk. Trên dòng sông này, nhiều “sát ngư” từng săn được thủy quái khủng, nặng gần 100kg...
Không sinh ra ở Tây Nguyên, nhưng hai anh em ruột Trần Hoàn và Trần Hảo chọn lập nghiệp ở mảnh đất Kon Tum. Sau rất nhiều thăng trầm và làm nhiều nghề, họ đã chọn cách trồng sâm Ngọc Linh để trả nghĩa mảnh đất Tây Nguyên.
Lực lượng phản ứng nhanh Công an thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phát hiện, ngăn chăn, xử lý hơn 40 trường hợp thanh, thiếu niên điều khiển xe máy độ chế trong dịp Tết Nguyên đán.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông, dù đang là công chức nhưng vợ chồng anh chị Trần Đức Nam (44 tuổi) và Đặng Thu Hiền (38 tuổi) vẫn không thể buông bỏ khu vườn đất đỏ bazan phì nhiêu ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ (Đà Lạt, Lâm Đồng) mà người thân đã canh tác hàng chục năm qua.
Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.
Trong thời hiện đại, đặc biệt sau những làn sóng đại dịch, có lẽ cần phải nhìn lại chức năng “một nơi chốn chữa lành” của Đà Lạt để tái kiến tạo chức năng đô thị cho thành phố này phù hợp với nhu cầu và tình hình mới. Đó cũng chính là ý hướng, lý tưởng về một đô thị của mùa xuân mà Đà Lạt cần theo đuổi.
Tết đến, Xuân về là khoảng thời gian để mọi người đoàn tụ bên gia đình, người thân. Thế nhưng, đây lại là thời điểm mà lực lượng giữ rừng ở Đắk Nông đang phải căng mình làm nhiệm vụ chống giặc lửa và ngăn chặn lâm tặc xâm hại đến rừng.