Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 22/12, UBND huyện Đăk Hà, Kon Tum tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui.
Lãnh đạo huyện Đăk Hà đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Lãnh đạo huyện Đăk Hà đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Dự Lễ có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Đăk Hà và đông đảo người dân trên địa bàn huyện.

Tại buổi lễ, được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 của UBND tỉnh và trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui thuộc xã Đăk Ui, Đăk Ngọk và Đăk Mar, huyện Đăk Hà.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân khu 5 đã quyết định đầu tư xây dựng đập Mùa Xuân (còn gọi là đập Đăk Ui) nhằm giúp người dân địa phương có nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất.

Ngày 22/12/1975, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn chiến sĩ và nhân dân trong vùng, công trình thủy lợi Đăk Ui được khởi công. Đúng ngày 30/4/1977, đập chính dài 680m, cao 34m, chân đập rộng 270m, mặt đập 6m, 10 cây số kênh chính (kênh cấp I) và 49 công trình trên kênh, cầu máng, tràn xả lũ đã hoàn thành, kịp chào mừng Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4) và mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5).

Quá trình xây dựng đập Đăk Ui gắn liền với phòng trào khai hoang, thực hiện tốt công tác định canh, định cư nhiều làng đồng bào DTTS từ khu vực căn cứ cách mạng Đăk Ui xuống ở xung quanh đập Đăk Ui. Bên cạnh đó, nhiều thành phần dân tộc anh em từ các tỉnh phía Bắc đã đến định cư, cùng đồng bào Xơ Đăng tại chỗ xây dựng vùng kinh tế mới.

Các đại biểu đến tham quan và trồng cây lưu niệm tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Các đại biểu đến tham quan và trồng cây lưu niệm tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Công trình thủy lợi đập Đăk Ui. Ảnh: VT

Sau buổi lễ, các đại biểu đã đến tham quan và trồng cây lưu niệm tại Di tích lịch sử cấp tỉnh Công trình thủy lợi đập Đăk Ui.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.