Lần đầu tiên xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nước ta lần đầu tiên thực hiện xã hội hóa hoàn toàn xuất bản sách giáo khoa (SGK). Đây là một thành tựu của đổi mới giáo dục.

Giáo dục VN hàng mấy chục năm qua đã quen với việc học sinh (HS) cả nước chỉ học một chương trình và một bộ SGK. Tuy nhiên, đối với giáo dục phổ thông (GDPT) mà tất cả HS học cùng một nội dung và phương pháp giảng dạy theo mô hình giáo dục đồng nhất sẽ gây ra hệ lụy rất lớn về đào tạo nguồn nhân lực.

Chương trình GDPT mới đang thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK. Ảnh: NHẬT THỊNH

Chương trình GDPT mới đang thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK. Ảnh: NHẬT THỊNH

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã xác định: "Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt… bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế". Để xây dựng một nền giáo dục mở, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa… cần thiết phải xóa bỏ mô hình HS cả nước chỉ học một bộ SGK.

Bước vào thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nếu tiếp tục mô hình giáo dục đồng nhất, khép kín, tập trung thì nguy cơ nước ta sẽ tụt hậu về nguồn nhân lực và vốn con người. Vì vậy, năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13, trong đó, nhấn mạnh: để chủ động triển khai Chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn. Luật Giáo dục 2019 quy định: "Mỗi môn học có một hoặc một số SGK; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK". Như vậy, Nghị quyết 88 và luật Giáo dục 2019 đã thể chế hóa đường lối giáo dục của Đảng thực hiện một chương trình nhiều SGK, phù hợp xu hướng của thế giới.

Đến năm 2018, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành Chương trình GDPT tổng thể và chương trình các môn học/hoạt động giáo dục (Chương trình GDPT 2018). Đây là chương trình giáo dục được biên soạn chi tiết, theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, gia tăng khía cạnh thực tiễn, thực hành, trải nghiệm và dành quyền chủ động cao hơn cho địa phương, cơ sở giáo dục và GV.

Đến nay nước ta có 3 bộ SGK chính thức, được xuất bản bằng hình thức xã hội hóa. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH
Đến nay nước ta có 3 bộ SGK chính thức, được xuất bản bằng hình thức xã hội hóa. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Với tinh thần đổi mới đó, nhiều NXB, nhà khoa học, nhà giáo dục, giảng viên, GV trong cả nước tham gia xây dựng 5 bộ SGK. Nhưng đến nay nước ta có 3 bộ SGK chính thức, được xuất bản bằng hình thức xã hội hóa. Đó là bộ "Chân trời sáng tạo" và "Kết nối tri thức với cuộc sống" do NXB Giáo dục chủ trì; và bộ "Cánh Diều" của NXB Đại học Sư phạm và ĐH Sư phạm TP.HCM phối hợp chủ trì. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề chưa tối ưu và giá bán SGK còn cao, nhưng 3 bộ SGK này đang đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Qua nhiều lần đổi mới chương trình giáo dục và SGK, đây là lần đầu tiên nước ta thực hiện xuất bản SGK hoàn toàn bằng xã hội hóa. Từ đó, có thể khẳng định rằng, việc xã hội hóa xuất bản SGK là một trong những thành tựu của đổi mới giáo dục. Nếu quay lại một chương trình, một bộ SGK là đi ngược lại chủ trương của nhà nước về xây dựng nền giáo dục mở, tự do, sáng tạo, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Những hệ lụy khi chỉ có một bộ sách giáo khoa

Trước hết, mô hình giáo dục này chủ yếu đào tạo ra những"công dân đồng phục", thiếu kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng hợp tác để giải quyết những vấn đề phức tạp, chưa từng xảy ra của cuộc sống.

Thứ hai, mô hình giáo dục này hạn chế phát triển tài năng của mỗi người, vì không có sự phân hóa HS dựa trên năng lực, nhu cầu học tập của họ.

Thứ ba, chỉ một bộ SGK sử dụng chung là mang tính áp đặt, không dân chủ, không trao quyền chủ động, sáng tạo cho nhà trường và GV. Quốc gia nào cũng có những vùng kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau,… nên cần nhiều bộ SGK khác nhau.

Hơn thế nữa, một bộ SGK do Nhà nước chủ trì, sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền và coi SGK như một chương trình, SGK là pháp lệnh. GV chỉ được tiếp cận SGK, không tiếp cận sớm với chương trình giáo dục, đi ngược với xu hướng của thế giới: GV được quyền tiếp cận sớm với chương trình giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.